Categories: Tin tức

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu ủ bệnh thủy đậu – Những biến chứng nguy hiểm

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở mọi nơi, hay gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân, mức độ mắc thủy đậu thường cao hơn trong các tháng lạnh, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm não. Vậy dấu hiệu ủ bệnh thủy đậu là gì, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Bệnh thủy đậu là gì? Dấu hiệu ủ bệnh của bệnh thủy đậu

Bệnh Thủy đậu là một dạng nhiễm virus cấp tính, do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm nhất. Người bệnh sẽ có những phát ban da gây ngứa với nhiều mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch bên trong. Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin thủy đậu thì đó là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, đồng thời giảm được mức độ nặng của bệnh nếu lỡ bị nhiễm virus gây bệnh.

Bệnh thủy đậu và con điều lây nhiễm của nó

Xem thêm: bệnh thủy đậu có lây không

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là gì?

Tác nhân gây ra căn bệnh này là virus. Chúng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da phát ban. Ngoài ra, virus cũng lây qua việc tiếp xúc với các giọt dịch hô hấp khi ho và hắt hơi của người bệnh.

Nguy cơ nhiễm phải virus và phát bệnh sẽ cao hơn ở những người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng ngừa. Do đó, tất cả trẻ em và những người làm việc trong các cơ sở chăm sóc trẻ em đều cần được tiêm phòng đầy đủ.

Dấu hiệu ủ bệnh của bệnh thủy đậu

Dấu hiệu ủ bệnh của bệnh thủy đậu

Tìm hiểu thêm: bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai

Bệnh thủy đậu gồm có 4 giai đoạn với các biểu hiện nhận biết cụ thể như sau:

– Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.

– Thời kì khởi phát

Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.

– Thời kì toàn phát

Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói.
Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu.
Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.

– Thời kì hồi phục:

Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục.
Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Tuy là căn bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu gồm:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.
  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc biến chứng này ở người lớn thường cao hơn. Biến chứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
  • Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.
  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn tiến nặng sẽ ảnh hưởng đến thận, gây viêm thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.
  • Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Những biểu hiện thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.
  • Biến chứng thủy đậu khi mang thai (Thủy đậu chu sinh): Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau sinh gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Cụ thể, thai nhi có thể bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, khuyết tật, tử vong.

Thủy đậu là bệnh ngoài da dễ mắc phải, có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, vì vậy để phòng bệnh thủy đậu, bạn nên chủng ngừa vaccine thủy đậu đúng liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám khi có các triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

1 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

4 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago