Bệnh thủy đậu có lây không? Cách phòng ngừa lây lan bệnh thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. “ Bệnh thủy đậu có lây không” là câu hỏi được nhiều quan tâm khi tìm hiểu về bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc đi tìm câu trả lời cho vấn đề nói trên, cũng như trang bị thêm kiến thức trong việc phòng ngừa bệnh.
Nội dung tóm tắt
Bệnh thủy đậu có lây không và lây nhiễm như thế nào?
Thủy đậu là căn bệnh do virus và cực kỳ dễ lây lan. Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua 3 con đường:
- Qua tiếp xúc trực tiếp: Đây là con đường lây bệnh nhanh nhất và phổ biến nhất. Khi sờ vào các nốt mụn nước của người bệnh, virus thủy đậu Varicella – Zoster sẽ di chuyển sang người lành, ủ bệnh và lây lan.
- Qua giọt bắn hô hấp: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus. Tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn này có khả năng bị lây nhiễm cao.
- Qua đồ vật dùng chung: Nếu tiếp xúc, va chạm vào vật dụng cá nhân của người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm virus thủy đậu.
Những đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu nhất là người đang có sức đề kháng suy giảm như: phụ nữ sau sinh, người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin…
Xem thêm: cách chữa phỏng dạ cho trẻ
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Sau khoảng 2-3 tuần ủ bệnh, thủy đậu sẽ bắt đầu phát tác. Triệu chứng ban đầu của thủy đậu là nổi mụn nước. Mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân.
Mụn nước có kích thước 1-3cm, bên trong chứa dịch trong. Với những trường hợp bệnh nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Ngoài dấu hiệu điển hình là mụn nước, bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như sốt nhẹ, biếng ăn ở trẻ nhỏ và sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói ở trẻ lớn và người trưởng thành.
Thủy đậu gồm 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn ủ bệnh: Khó nhận ra do người bệnh thường không có triệu chứng gì
- Giai đoạn 2: Xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, phát ban, có thể kèm theo nổi hạch, viêm họng ở một số người
- Giai đoạn 3: Hình thành các mụn nước tròn, mọc khắp toàn thân, trong miệng, gây ngứa ngáy, đau rát kèm theo các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Nếu bị nhiễm trùng, mụn có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ
- Giai đoạn phục hồi: Các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Giai đoạn này cần chú ý chăm sóc để tránh bị nhiễm trùng và để lại sẹo lõm, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ
Cách phòng ngừa lây lan thủy đậu
Tìm hiểu bài viết: bệnh thủy đậu có được tắm không
Cách ly bệnh nhân ở giai đoạn dễ lây lan
Giai đoạn toàn phát là thời kì mà người bệnh dễ lây cho những người xung quanh nhất. Bởi vậy, cách ly là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Bệnh nhân nên đeo khẩu trang để che chắn các giọt bắn hô hấp, không để chúng phát tán ra bên ngoài. Với phụ nữ sau sinh, nên vệ sinh đầu vú trước khi cho em bé bú để tránh lây bệnh cho con.
Không dùng chung đồ dùng với bệnh nhân
Chất dịch từ các nốt mụn thoát ra có thể bám dính lên quần áo,.vật dụng cá nhân của người bệnh. Bởi vậy mà những người xung quanh nên tránh đụng chạm đến các đồ dùng đó.
Trong trường hợp là người chăm sóc bệnh nhân, nên có biện pháp phòng tránh.như sử dụng găng tay, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng/dung dịch kháng khuẩn sau khi chạm lên người bệnh.
Tiêm vaccin
Tiêm vaccin từ sớm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và những thành viên trong gia đình khỏi thủy đậu. Sau khi được đưa vào cơ thể, vaccin sẽ mất 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, nên tiêm phòng cho cả gia đình trước mùa dịch ít nhất 1 tháng.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi bệnh thủy đậu có lây lan không? Cũng như các thông tin liên quan đến bệnh giúp bạn phòng tránh hiệu quả nhất. Hãy đưa người bệnh đến bệnh viện khi có các triệu chứng thủy đậu để được thăm khám và điều trị kịp thời.