Bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai là hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng. Do đó, phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả là biện pháp cần thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nội dung tóm tắt
Bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Đối với nữ giới từng mắc thủy đậu lúc còn trẻ hoặc đã tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai thì trong cơ thể đã có kháng thể miễn dịch với căn bệnh này. Sau đó nếu như mang thai, sản phụ có thể yên tâm sức khỏe của cả mẹ và thai nhi sẽ không bị đe dọa bởi bệnh thủy đậu.
Biến chứng của bệnh thủy đậu có nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân thai phụ cũng như em bé trong bụng họ. Virus varicella gây bệnh thủy đậu làm tăng tỷ lệ mắc viêm phổi ở thai phụ lên 10 – 20%. Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh thủy đậu là đối tượng tử vong nhiều nhất trong số những người lớn mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi thai phụ đã bị viêm phổi do virus varicella.
Tìm hiểu thêm: bệnh thủy đậu có lây không
Ở những sản phụ nhiễm thủy đậu lần đầu khi mang thai, sự tác động của bệnh đến thai nhi tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ:
- Trong 3 tháng đầu, cụ thể là tuần thứ 8-12, em bé có 0.4% nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là da có sẹo. Bên cạnh đó, những biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm: dị tật đầu nhỏ, bệnh lý về mắt, bé nhẹ cân, tay hoặc chân bị teo, chậm phát triển hệ thần kinh hay thậm chí là bại não. Ngoài ra, người mẹ bị thủy đậu khi mới mang thai có thể bị sảy thai do tác động của VZV gây bệnh.
- Ở 3 tháng tiếp theo, đặc biệt tuần thứ 13 đến tuần 20, tỷ lệ bào thai bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%. Kể từ tuần lễ thứ 20 trở đi, bệnh thủy đậu thai kỳ hầu như không gây ảnh hưởng đến em bé.
- Nếu bà bầu mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi chuyển dạ cho đến 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh có nhiều khả năng nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa. Nguyên nhân là do thời gian quá ngắn khiến thai nhi chưa kịp nhận đủ kháng thể từ người mẹ. Trong trường hợp này, bé có nguy cơ tử vong khá cao, lên đến khoảng 25 – 30% các ca trẻ sơ sinh bị thủy đậu lan tỏa từ mẹ.
Cách sử lý khi mắc bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai
Bị thủy đậu khi mang thai, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị. Trong thời gian này, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thai phụ nên chú ý giữ vệ sinh thân thế, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm.
Bài viết liên quan: bệnh thủy đậu có được tắm không
Hướng dẫn phòng ngừa thủy đậu cho bà bầu
Để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu trong thời gian thai kỳ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện một số biện pháp như:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu để phòng tránh lây lan.
- Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, các vật dụng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai là cách bảo vệ con hiệu quả nhất
Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất. Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng vắc xin tốt nhất là trước khi mang thai 3 tháng. Không chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu chưa thể chích ngừa mà đã có thai, nhất là trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai phụ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, không nên đến chỗ đông người, những nơi có dịch hoặc có người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm và nhớ mang khẩu trang khi ra đường.
Trên đây là những thông tin bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng như thế nào?Mong rằng bạn đã có những kiến thức về bệnh thủy đậu này và có cách sử lý hiệu quả nhất cho mẹ bầu và bé.