Categories: Tin tức

Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản là một trong các bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi. Không khó điều trị nhưng nếu để lâu dễ gây biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị viêm phế quả uống thuốc gì? Cha mẹ nên trang bị kiến thức đầy đủ để chủ động phòng ngừa và xử ký đúng cách bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản là bệnh lý hay gặp ở đường thở dễ nhầm lẫn với các vấn đề về hô hấp khác và đây là bệnh  lú có khả năng gây tắc nghẽn phổi.

Viêm phế quản trẻ em thường từ 2 tháng đến 3 tuổi đặc trưng là dấu hiệu ho đờm, khó thở, dễ biến chứng viêm phổi, suy hô hấp nếu như không điều trị kịp thời. Cha mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới biến chứng viêm phổi và điều trị căn bệnh nguy hiểm này bằng nhiều cách khác nhau. Viêm phế quản thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa. Viêm phế quản ở trẻ em cần theo dõi chặt diễn biến các triệu chứng để có phương án điều trị phù hợp.

Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?

Nội dung tóm tắt

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm phế quản

Có nhiều cách để phát hiện ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em hiện nay, bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng điển hình hoặc các xét nghiệm.

Chẩn đoán thông qua lâm sàng 

  • Người bị viêm phế quản thường có các biểu hiện như tức ngực, khó thở, ho, sốt, đau người.
  • Các cơn sốt cao và liên tục trên 38 độ C .
  • Ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng trên 3 tuần
  • Dịch đờm, chất nhầy tiết ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh
  • Xuất hiện các cơn ho xuất hiện dày đặc vào buổi tối gây mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Các cơn khó thở xuất hiện ngày càng nhiều người bệnh thường xuyên mệt mỏi. 
  • Đờm gây tắc nghẽn đường thở, thở khò khè.
  • Người bệnh xanh xao, sụt cân nhanh
  • Các bác sĩ sẽ kết hợp giữa việc hỏi bệnh, sờ nắn để đưa ra chẩn đoán ban đầu viêm phế quản
  • Buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc ăn không ngon thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra kịp thời

Chẩn đoán thông qua các xét nghiệm 

  • Chụp X – quang lồng ngực: giúp bác sĩ xác định các vị trí bị viêm trong ống phế quản. Đồng thời các trường hợp tắc nghẽn cũng được thể hiện qua phim chụp. Các bác sĩ thường sẽ tiến hành các xét nghiệm xét nghiệm dịch hút trong phế quản hoặc đờm, xét nghiệm huỳnh quang, ra có thể dùng mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy tế bào, PCR,
  • Ngoài ra còn có các xét nghiệm máu, kiểm tra các dấu hiệu của bệnh lý như hen suyễn, thủng khí phế quản hoặc thử nghiệm các chức năng phổi

> Tìm hiểu nguyên nhân và bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì để mau chóng phục hồi?

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em trẻ có thể gặp gồm:

  • Virus: Phổ biến nhất là virus cúm (influenza), Adenovirus, RSV (virus hợp bào hô hấp)
  • Vi khuẩn: influenzae type b, tụ cầu khuẩn, liên cầu, trẻ có thể nhiễm vi khuẩn hoặc bội nhiễm ở giai đoạn 2, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là phế cầu khuẩn
  • Khi sức đề kháng của cơ thể trẻ bị giảm sút vi khuẩn thì chúng hoạt động mạnh lên tăng độc tính và gây bệnh.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh cũng có thể trở thành tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ.

Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản có triệu chứng bao gồm:

  • Sốt.
  • Có triệu chứng khá điển hình của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Có thể kèm theo thở khò khè, thở nhanh.
  • Có rales phổi.
  • Vào ban đêm, triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn nên cần theo dõi sát sao để xử lý kịp thời

Cần cho trẻ đi cấp cứu trong trường hợp:

  • Trẻ tím tái, khó thở
  • Dịch tắc trong thanh quản có thể khiến trẻ khó thở nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý tốt. Nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao
  • Trẻ tím tái là biểu hiện khó thở và thiếu oxy. Trẻ khó thở sẽ thường kèm theo buổi hiệu tím tái, chân tay lạnh.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C nếu không được xử lý tốt rất nguy hiểm. Nếu trẻ sốt từ 39 độ C trở lên. Sốt cao thường đi kèm với co giật, mất ý thức không đáp ứng với thuốc thì cần sớm đưa trẻ đi cấp cứu.
  • Trẻ bỏ bú, ho, mất ý thức: tình trạng ho cơn kéo dài không ngừng, sốt cao và triệu chứng của viêm phế quản khiến trẻ bỏ bú, mất ý thức, li bì khó đánh thức là những dấu hiệu nguy hiểm. 

Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?

Tốt nhất, trước khi sử dụng loại thuốc nào bạn cũng cần phải được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc bác sĩ của thường chỉ định bị viêm phế quản: 

Thuốc giảm ho, long đờm

Các loại thuốc thường được sử dụng như acetylcystein, carbocystein, natri benzoat, dextromethorphan,… Salbutamol là các loại thuốc giãn phế quản. Sử dụng thuốc giảm dịch nhầy kích thích niêm mạc để long đờm, tiêu đờm.

Thuốc kháng sinh

Đối với các bệnh nhi bị viêm phế quản cấp đơn thuần bác sĩ sẽ không sử dụng kháng sinh vì để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh thì mới cần tới kháng sinh. Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân nhiễm khuẩn như ho có đờm mủ kéo dài hơn 10 ngày nhưng không giảm, có thể sử dụng các loại thuốc như penicillin, beta lactam, macrolide, quinolone, ampicillin, amoxicillin.

Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn để bác sĩ kê toa kháng sinh khác nhau. Không được tự ý mua thuốc hoặc dừng thuốc đột ngột vì có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh hoặc ngộ độc thuốc.

Thuốc kháng viêm 

Hầu hết bệnh nhân viêm phế quản đều được chỉ định một số thuốc kháng viêm khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Thời gian và liều lượng dùng cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng thuốc kháng viêm nhằm giảm đi các phản ứng kích thích tạo ra dịch nhầy.

Thuốc chống virus 

Một số trường hợp bệnh nhi bệnh do virus gây ra sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống virus. Tuy nhiên do chúng khu trú trong tế bào nên việc điều trị cũng khó khăn hơn. Nếu bệnh nhân có đáp ứng thuốc tốt sẽ nhanh chóng khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. 

Điều trị không dùng thuốc

Nếu điều trị không dùng thuốc, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc dưới đây để phòng cho trẻ:

  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ ngực và lòng bàn chân
  • Chườm ấm đúng cách để hạ sốt nếu nhiệt độ của trẻ dưới 38,5 độ C
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm
  • Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý cho trẻ rối lấy khăn lau
  • Điều chỉnh độ ẩm trong phòng ngủ cho trẻ bằng máy tạo độ ẩm
  • Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống 1 ít mật ong mỗi ngày pha với nước ấm để giảm ho và làm dịu cổ họng. Trẻ dưới 1 tuổi không dùng mật ong vì có thể gây ra ngộ độc.
  • Kê đầu cho trẻ nằm cao hơn thân khi ngủ sẽ giúp bé dễ thở hơn

> Tìm hiểu nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em và dấu hiệu phụ huynh cần biết

Những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ khi bị viêm phế quản

Một số lưu ý để việc điều trị viêm phế quản hiệu quả hơn

  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch nước muối sinh lý loãng để súc miệng mỗi ngày.
  • Tránh những nơi có bụi bẩn, giữ ấm vùng cổ vào mùa lạnh. 
  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Uống đầy đủ nước để giúp cơ thể thanh lọc. 
  • Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Nếu xác định nguyên nhân bệnh viêm phế quản do vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Cha mẹ nên lưu ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng của trẻ khi bệnh khởi phát đến khi điều trị khỏi hoàn toàn.

Viêm phế quản sẽ diễn biến và tự cải thiện sau 7 – 10 ngày

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào? Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không?

  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt trong mùa mưa, mùa lạnh
  • Không nên ép trẻ ăn
  • Chia nhỏ các bữa ăn, số lượng mỗi bữa ít. Chế biến thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng
  • Bổ sung oresol và điện giải nếu trẻ bị mất nước do sốt cao
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Ưu tiên Cách ly trẻ với các người đang mắc bệnh đường hô hấp
  • bồi dưỡng dinh dưỡng cho trẻ
  • Khi trẻ sốt nhẹ, nên cho trẻ uống nhiều nước, mặc thoáng mát
  • Hạn chế khi trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá
  • Khuyến khích trẻ vận động, tăng cường sức đề kháng
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, tiêm ngừa cúm
  • Nên cho trẻ bú mẹ nhiều
  • Tránh xa các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, mạt gà, nấm mốc
  • Quét dọn thường xuyên, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, lau chùi nhà cửa,
  • thay chăn nệm.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi
  • Chườm ấm toàn thân để hạ sốt cho trẻ, khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, uống thuốc hạ sốt paracetamol
  • Theo dõi nhiệt độ cơ  thể trẻ thường xuyên cần uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Không tự sử dụng thuốc kháng sinh nếu trẻ bị viêm phế quản, tự ý trẻ sử dụng kháng sinh vì có thể dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe sau này. 
  • Trẻ sử dụng điều hòa bình thường nhưng cần set chế độ quạt nhẹ và không phả thẳng vào người
Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

5 ngày ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

3 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

4 tuần ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago