Sức khỏe

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình sản xuất tế bào máu sẽ bị gián đoạn. Vậy người bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm thấy câu trả lời, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Nội dung tóm tắt

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ung thư

Bệnh nhân ung thư cần ăn thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, đáp ứng được quá trình điều trị và chống lại những tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị ung thư.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ung thư

Để tìm hiểu bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu? Các bạn cần quan tâm đến nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ung thư, cụ thể:

  • Vì cơ thể cần duy trì đủ năng lượng cần thiết để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào mới và đối phó nguy cơ nhiễm trùng nên người bệnh không nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong quá trình điều trị. Hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm cảm giác buồn nôn, có thể chia thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách khoảng 3 giờ.
  • Nên tập trung vào các thức phẩm giàu protein như: cá, trứng, sữa, đậu để hỗ trợ quá trình sữa chưa tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Bổ sung thêm nhiều trái cây vào chế độ ăn giúp tăng khả năng chống lại ung thư.
  • Hãy lựa chọn các nguồn chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu, hay các loại hạt. Hạn chế dùng các món ăn chiên rán, món nướng.
  • Hạn chế uống cà phê và rượu, hãy uống đủ nước điều này rất quan trọng cho người bệnh ung thư.
  • Rửa tay thật sạch trước khi chuẩn bị thức ăn cho người bệnh ung thư và nấu chín thức ăn thật kỹ, vì trong giai đoạn này người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung vitamin hay khoáng chất nào bởi nó có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc bạn đang dùng.

Đọc thêm: Bệnh ung thư máu thể M2 là gì? Tiên lượng sống của bệnh ra sao?

Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Trái cây và rau cải

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng hợp chất Sulforaphane có mặt trong rau cải có khả năng ngăn chặn sự lây lan của một số bệnh ung thư, đặc biệt là trong các loại cây thuộc họ cải như: Bông cải xanh, cải thìa, bắp cải,…

Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa hợp chất này cũng không tốt, nên ăn với liều lượng được khuyến nghị là từ 35 đến 60 mg mỗi ngày.

Thực phẩm giàu tinh bột

Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh ung thư nên chọn các loại thực phẩm chứa tinh bột như: Gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn,…

Tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong các nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

Xem thêm: Bệnh ung thư máu thể M4 là gì? Phương pháp điều trị ra sao?

Thực phẩm giàu protein

Protein đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa tế bào của người bệnh ung thư. Sau khi tiêu thụ, protein sẽ được phân giải thành các axit amin, và cơ thể sử dụng chúng để tái tạo tế bào mới.

Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật, chẳng hạn:

  • Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ:
  • Tuy nhiên cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm,… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò,…
  • Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Sữa và các sản phẩm thay thế sữa

Sữa và các sản phẩm thay thế sữa rất quan trọng cho người bị ung thư. Bởi nó giúp cho hệ xương khớp bị tổn thương của người bệnh có thể được bổ sung lượng canxi cần thiết. Với những người ăn chay có thể lựa chọn bổ sung nước cốt dừa, sữa đậu nành, và đậu phụ để thay thế.

Chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu do cung cấp các loại vitamin. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên bổ sung khoảng 30g chất xơ mỗi ngày vào chế độ ăn của người bệnh. Chất xơ thường có trong rau xanh, khoai và trái cây bạn nên ăn cả vỏ như táo, kiwi, đào…

Bổ sung chất béo

Đây là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Trong chế độ dinh dưỡng của người bị ung thư, hãy tập trung vào việc lựa chọn các loại chất béo có lợi cho cơ thể như: Omega 3 và Omega 6.

Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc xác định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư. Tuy nhiên các bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một thực đơn chuẩn và phù hợp nhất.

Rate this post
hanhthuy

Share
Published by
hanhthuy

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

2 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

4 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Bệnh ung thư máu thể M2 là gì? Tiên lượng sống của bệnh ra sao?

Bệnh ung thư máu thể M2 là gì? Tiên lượng sống của bệnh ra sao?…

1 tháng ago