Sức khỏe

Trong quá trình điều trị người bệnh ung thư ăn kiêng gì?

Chế độ ăn uống góp phần gây bệnh ung thư, tái phát ung thư hoặc cũng có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Vậy trong quá trình điều trị người bệnh ung thư ăn kiêng gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và tìm hiểu câu trả lời cùng chúng tôi ngay nhé!

Nội dung tóm tắt

Dinh dưỡng quan trọng thế nào với người bệnh ung thư

Ung thư là tế bào đột biến, những tế bào khỏe mạnh cũng cần phát triển nên dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống lại với bệnh tật, đáp ứng các phương thức điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…

Dinh dưỡng quan trọng thế nào với người bệnh ung thư

Bên cạnh đó chế độ ăn phù hợp sẽ có thể làm giảm tác động của các triệu chứng bệnh lý, giảm tác dụng phụ sau điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa ung thư tiến triển, tái phát hoặc di căn.

Đọc thêm: Người bệnh ung thư nên ăn gì để chống lại tế bào ung thư?

Người bệnh ung thư ăn kiêng gì?

Người bệnh ung thư ăn kiêng gì sẽ phụ thuộc vào đặc điểm bệnh lý, thể trạng và tính chất của từng nhóm thực phẩm. Mỗi ca bệnh các bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố và quyế định đâu là thực phẩm nên tránh, cụ thể:

Kiêng theo loại bệnh ung thư

Y học hiện nay đã xác định hơn 100 loại ung thư ở người. Mỗi loại sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình, chẳng hạn:

  • Người bệnh ung thư tuyến giáp trước xạ trị cần kiêng ăn thực phẩm giàu i-ốt.
  • Người bệnh ung thư gan cần kiêng tuyệt đối rượu bia.
  • Người bệnh ung thư hệ tiêu hóa cần tránh ăn thực phẩm chua, cay hoặc có kết cấu cứng.

Tóm lại cách tốt nhất để quyết định đó là tuân theo mọi tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả

Kiêng theo thể trạng người bệnh ung thư

Mỗi người sẽ có một thể trạng riêng, do vậy, tác động của ung thư tới cơ thể cũng khác nhau.

Kiêng theo thể trạng người bệnh ung thư

Vì vậy để quyết định người ung thư ăn kiêng gì, hãy xem xét yếu tố thể trạng, cụ thể:

  • Đối với người bệnh có thể trạng yếu: Nên kiêng các món ăn dầu mỡ, nhiều gia vị để tránh những tình trạng khó tiêu, khiến cơ thể khó chịu làm tình trạng bệnh lý thêm trầm trọng.
  • Đối với người thể hàn (dáng người gầy, sợ lạnh): Nên tránh ăn các thực phẩm sống, lạnh chẳng hạn như trái cây và thức uống đông lạnh, các loại hải sản có tính hàn. Do những thực phẩm này sẽ gây lạnh bụng, tiêu hoá kém, dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh.
  • Đối với người thể nhiệt (dáng người đầy đặn, sợ nóng): Nên kiêng các món ăn cay nóng, có tính kích thích như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các món hun nướng,… để tránh gây kích ứng hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày hay phát ban.
  • Đối với người bệnh có thể trạng cường tráng: Nên kiêng thực phẩm có hàm lượng mỡ cao nhằm tránh gây tăng cân, nóng trong người và làm nặng thêm các triệu chứng nhiệt miệng sau hóa trị và xạ trị.

Kiêng theo giai đoạn của bệnh

Những giai đoạn bệnh khác nhau cũng sẽ có những quy tắc ăn uống khác nhau để hỗ trợ tối đa quá trình điều trị, cụ thể:

Trước khi điều trị

Giai đoạn này cần duy trì, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng trước khi bắt đầu điều trị. Theo đó người bệnh nên:

  • Tăng cường lượng protein và calo trong chế độ ăn để giữ cơ thể khỏe mạnh.
  • Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo xấu, đường và muối.
  • Tránh thức ăn không được chế biến đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.

Trong khi điều trị

Giai đoạn này cần  giữ cho cân nặng ổn định, giữ cơ thể được nuôi dưỡng và giúp cơ thể phục hồi sau mỗi liệu pháp. Do vậy nhu cầu dinh dưỡng có thể tăng lên do cơ thể cần nhiều năng lượng để chống loại bệnh tật, phục hồi, người bệnh nên:

  • Ăn đủ protein, vitamin, và khoáng chất.
  • Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt có ga.

Sau khi điều trị

Giai đoạn này cần hồi phục sức khỏe, tiếp tục duy trì cân nặng ổn định và ngăn ngừa tái phát bệnh, Người bệnh nên:

  • Tiếp tục chế độ ăn nhiều protein, các loại rau xanh, trái cây, hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và từ bỏ rượu bia, hút thuốc.

Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Trong quá trình điều trị người bệnh ung thư ăn kiêng gì mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc nắm rõ những thực phẩm nên kiêng khi bị ung thư, từ đó xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý cho bệnh nhân ung thư.

Rate this post
hanhthuy

Share
Published by
hanhthuy

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

4 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

1 tháng ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

2 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

2 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

2 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

2 tháng ago