Categories: Sức khỏe

Giải đáp thắc mắc bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không? Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả người lớn và phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt, vào mùa xuân thời tiết nồm ẩm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của bệnh thủy đậu là nổi những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây lan từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua 3 con đường chính sau:

  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt ban ngứa của người mắc thủy đậu.
  • Lây theo đường không khí qua dịch các nốt ban hoặc dịch hô hấp của người bệnh.
  • Lây lan gián tiếp qua tiếp xúc với các đồ vật dính dịch nốt ban hoặc dịch hô hấp của người bệnh (các đồ vật nhiễm virus). Các đồ vật như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng… bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Ngoài ra, khi người mắc bệnh thủy đậu đi tiểu tiện làm nước tiểu bám lên thành bồn vệ sinh cũng có thể gây nhiễm cho những người tiếp xúc với nước tiểu đó. Bệnh thủy đậu có thể lây lan trước khi người bệnh xuất hiện các nốt ban cho đến khi các nốt ban đóng vảy hoàn toàn. Khoảng 90% người chưa từng mắc thủy đậu sẽ phát bệnh sau khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân.

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Xem thêm: Vitamin B12 có trong thực phẩm nào nhiều nhất?

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Hiện nay, bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị tốt. Các trường hợp bị biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sĩ.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Để bệnh nhanh thuyên giảm và an toàn khi điều trị, cần lưu ý:

– Khi điều trị tại nhà:

  • Nên mặc quần áo rộng, vải mềm và thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, nhưng cũng đảm bảo kín để tránh ra gió nhiều.
  • Không nên gãi các nốt mụn nước thủy đậu và cần tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn và nên sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, lưu ý không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để khám chữa kịp thời.
  • Người bệnh cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

– Khi dùng thuốc điều trị:

  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, người bệnh có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Khi mụn nước bị vỡ ra, bạn có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Nhưng tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Xem thêm: Bị bệnh thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Có nhiều người thắc mắc rằng bệnh thủy đậu bị mấy lần trong đời? Hay bệnh thủy đậu bị rồi có bị lại nữa không? Theo các chuyên gia y tế, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhưng lại có tính miễn nhiễm rất cao. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã từng mắc bệnh thủy đậu và khỏi bệnh thì sẽ có có miễn dịch trọn đời với bệnh này. 

Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch cơ thể sẽ tạo ra được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại bền vững sau thời gian chiến đấu với virus gây bệnh thủy đậu. Do đó, với câu hỏi bệnh thủy đậu có bị 2 lần không, nhiều chuyên gia khẳng định hầu như rất hiếm gặp trường hợp người mắc bệnh thủy đậu bị tái nhiễm lần 2.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp hệ miễn dịch kém hay sức khỏe yếu, nhất là những người đang điều trị bệnh ung thư, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai… thì thủy đậu vẫn có nguy cơ tái phát trở lại. Bởi virus Varicella Zoster vẫn còn trú ngụ trong cơ thể và khi gặp điều kiện thuận lợi có thể tái phát dưới dạng bệnh Zona (zona thần kinh).

Theo các thống kê, có khoảng 10 – 20% số người mắc bệnh thủy đậu lần 2 và khoảng 10% người mắc bệnh Zona có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của mình thì bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu. Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu chính là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. 

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai trong khoảng 13 – 20 tuần đầu, nếu mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…). Còn nếu mẹ bầu mắc thủy đậu trong những ngày sắp sinh con thì có khả năng cao con bị lây mụn nước và dễ bị biến chứng viêm phổi. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu và hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Tổng hợp

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

1 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

3 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago