Categories: Sức khỏe

Bị bệnh thuỷ đậu có ra gió được không?

Bệnh thuỷ đậu có ra gió được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi bị mắc bệnh này. Hãy đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu.

Nội dung tóm tắt

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có tên Varicella virus gây ra. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả người lớn và phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt, vào mùa xuân thời tiết nồm ẩm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là nổi những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua 3 con đường chính sau:

  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt ban ngứa của người bị mắc thủy đậu.
  • Lây theo đường không khí qua dịch hô hấp hoặc dịch các nốt ban của người bệnh.
  • Lây lan gián tiếp qua tiếp xúc với các đồ vật dính dịch hô hấp hoặc dịch nốt ban của người bệnh. Các đồ vật như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng… bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Ngoài ra, khi người mắc bệnh thủy đậu đi tiểu tiện làm nước tiểu bám lên thành bồn vệ sinh cũng có thể gây nhiễm cho những người tiếp xúc với nước tiểu đó. Bệnh thủy đậu có thể lây lan trước khi người bệnh phát hiện các nốt ban cho đến khi các nốt ban đóng vảy hoàn toàn. Khoảng 90% người chưa từng mắc thủy đậu sẽ phát bệnh sau khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân.

Bị bệnh thuỷ đậu có ra gió được không?

Xem thêm: Bị bệnh thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Tuy là một bệnh lành tính nhưng thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Một số biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Nhiễm trùng ở các vết mụn sau khi vỡ gây lở loét hoặc chảy máu bên trong. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiêng được việc dùng tay để gãi ngứa.
  • Gây viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): Đây là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, người lớn dễ gặp phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, co giật, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Những biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
  • Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng này thường xảy ra ở người lớn, vào ngày thứ 3 – 5 sau khi phát bệnh. Các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, tức ngực và khó thở.
  • Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: Các triệu chứng đó là tiểu ra máu và suy thận.
  • Phụ nữ mang thai bị thủy đậu trước khi sinh có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang con, khiến bé có thể bị khuyết tật hoặc tử vong.
  • Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: Các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực tai gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
  • Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh. Do đó, khi hệ thần kinh suy yếu, virus tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.

Bị bệnh thuỷ đậu có ra gió được không?

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Bệnh thuỷ đậu có ra gió được không?

Bệnh thủy đậu có được nằm quạt không? Hay bệnh thủy đậu có kiêng ra gió không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi bị mắc bệnh này. 

Theo quan niệm dân gian, khi bị thủy đậu người bệnh cần phải kiêng nhiều thứ như kiêng tắm, kiêng gió, kiêng nằm quạt… Tuy nhiên, đây là những quan điểm lạc hậu, gây ra tình trạng viêm nhiễm nốt thủy đậu gia tăng. Việc kiêng khem kham khổ, cứng nhắc và không đúng cách chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn mà thôi.

Trên thực tế, việc bật quạt hay tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bật quạt nhẹ nhàng để cho không khí thoáng mát và làm ráo mồ hôi. Lưu ý, không nên bật quạt quá mạnh hay ra ngoài khi có gió lớn sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, sức khỏe kém và bệnh lâu khỏi hơn.

Bệnh thủy đậu có cần kiêng tắm không?

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa xuân hè khi thời tiết nắng nóng và nồm ẩm. Do đó, cơ thể sẽ càng tiết ra nhiều mồ hôi thì lỗ chân lông càng bị ứ đọng bã nhờn và từ đó gây cảm giác bết dính khó chịu trên da. Nếu người bị bệnh thủy đậu không tắm gội sẽ càng khiến những nốt mụn nước có nguy cơ bị nhiễm trùng và bệnh càng lâu khỏi.

Ngoài ra, khi cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ thì triệu chứng ngứa ngáy lại càng dữ dội, người bệnh sẽ gãi các nốt mụn nước nhiều hơn, dẫn đến nốt mụn trên da bị trầy xước hoặc vỡ. Từ đó tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da lành bệnh, gây sẹo và nhiễm trùng dễ biến chứng.

Vì vậy, trong thời gian bị bệnh, bạn cần được điều trị đúng phương pháp và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nên sinh hoạt như bình thường và chỉ hạn chế tắm, gội quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng nước ấm để tránh làm tổn thương vùng da bị viêm nhiễm.

Tổng hợp

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

4 ngày ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

3 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

4 tuần ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago