Categories: Sức khỏe

Tìm hiểu HP dạ dày và những dấu hiệu nhận biết nhanh chóng

Dạ dày là cơ quan vô cùng quan trọng của con người. Tuy nhiên, dạ dày bị tấn công thì sẽ gây hại nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu HP dạ dày và những dấu hiệu nhận biết nhanh chóng qua bài viết ngay dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Nhiễm vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa. Sau nhiều năm, vi khuẩn HP có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non). Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn HP có thể giúp vi khuẩn tấn công vào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn sẽ được bảo vệ bởi chất nhầy, điều này khiến các tế bào miễn dịch không thể tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể thích nghi để sống trong môi trường có tính axit của dạ dày. Cụ thể, những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh và giảm độ axit để tồn tại.

Hp xâm nhập vào dạ dày

Xem ngay: k dạ dày là gì để biết thêm nguyên nhân sinh ra bệnh

Nhiễm khuẩn HP là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến khoảng 60% dân số thế giới. Vi khuẩn có thể cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, điều này có thể dẫn đến bệnh dạ dày bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng hoặc thậm chí là ung thư.

Nếu được chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP khác có thể bao gồm:

•             Ợ nóng

•             Sốt

•             Chán ăn hoặc ăn mất ngon

•             Không cảm thấy đói

•             Ợ hơi quá mức

•             Cảm thấy đầy hơi

•             Buồn nôn

•             Giảm cân nhưng không rõ lý do

•             Bụng phình to

Vết loét ở dạ dày có thể khiến máu chảy vào ruột và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

•             Phân có máu, có màu đỏ sẫm hoặc đen

•             Da có màu nhạt

•             Nôn ra máu hoặc chất dịch như bã cà phê

•             Đau bụng dữ dội

•             Khó thở

•             Chóng mặt hoặc ngất xỉu

•             Cảm thấy mệt mỏi mà không rõ lý do

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Trong thời gian đầu, người bệnh thường bị ợ chua. Tuy nhiên, theo thời gian, người bệnh có thể có các dấu hiệu như:

Đau dạ dày âm ỉ là dấu hiệu nhiễm khuẩn HP

Click ngay: dạ dày ở đâu để biết vị trí và chức năng

  • Đau hoặc sưng bụng

•             Buồn nôn

•             Không cảm thấy đói

•             Cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn

•             Nôn mửa

Nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn HP có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

•             Hình thành vết loét: Nhiễm khuẩn HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ dạ dày và ruột non. Điều này có thể cho phép axit dạ dày ăn mòn niêm mạc và hình thành các vết loét. Khoảng 10% người nhiễm HP sẽ hình thành các vết loét dạ dày.

•             Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP có thể kích thích dạ dày và gây viêm dạ dày.

•             Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, mặc dù nguy cơ này thường thấp.

•             Thủng dạ dày: Trong các trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể xuyên thủng thành dạ dày.

•             Xuất huyết nội: Vi khuẩn HP có thể gây loét dạ dày tá tràng xuyên qua mạch máu và gây thiếu máu thiếu sắt.

•             Tắc nghẽn: Vi khuẩn HP có thể gây hình thành các khối I chặn thức ăn ra khỏi dạ dày.

•             Viêm phúc mạc: Đây là tình trạng xảy ra khi phúc mạc hoặc niêm mạc bụng bị nhiễm trùng.

Trên đây là HP dạ dày và những dấu hiệu nhận biết nhanh chóng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post
nguyennga

Share
Published by
nguyennga

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

1 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

3 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago