Sức khỏe

Bị bệnh thủy đậu có được tắm không?

Bệnh thủy đậu có được tắm không? Những nốt thủy đậu đụng phải nước có sao không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nội dung tóm tắt

A. Bị bệnh thủy đậu có được tắm không?

Bệnh thủy đậu được hình thành là do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh  thường có các biểu hiện là xuất hiện các nốt mẩn trên da. Đây là một trong những căn bệnh rất dễ lây truyền đối với người xung quanh.

Có thể chỉ vô tình bạn đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của người bệnh là đã có thể bị lây ngay. Bởi vậy, việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh thủy đậu này đối với mọi người cực kỳ quan trọng.

Bị bệnh thủy đậu có được tắm không

Theo dân gian truyền lại thì đối với những bệnh bị thủy đậu cần phải kiêng tắm, kiêng gió để nhanh khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của khoa học thì quan niệm này là sai. Vậy bị bệnh thủy đậu có tắm được không?

Việc kiêng tắm cho người bệnh sẽ vô tình tạo cho các vết thương trên da có nguy cơ bội nhiễm bởi các vi khuẩn của môi trường. Bởi bản chất các nốt phỏng nước đã gây nên tình trạng ngứa gãi. Do vậy, các nốt phỏng nước vỡ ra và có nguy cơ bội nhiễm. Như vậy, sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Vậy nên khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh không cần phải  kiêng tắm mà ngược lại cần có một chế độ vệ sinh cơ thể hợp lý để cơ thể được sạch sẽ tránh nguy cơ các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Việc thay quần áo hàng ngày và tắm rửa bằng nước ấm hoặc nước lá sẽ có tác dụng giảm triệu chứng kích thích ở tổn thương do ngứa. Đồng thời, sẽ làm sạch bề mặt da để tránh nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn. Từ đó, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bạn cũng không nên tắm quá lâu và tránh các trường hợp chà sát, gãi làm vỡ các nốt phỏng

Bạn có thể kết hợp với tắm nước lá để tình trạng bệnh nhanh chóng được hồi phục. Qua những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: “Bị bệnh thủy đậu có được tắm không?” rồi chứ!

>>> Tham khảo thêm: Bị bệnh thủy đậu không nên ăn gì để nhanh khỏi?

B. Bị bệnh thủy đậu tắm lá gì là tốt?

Để ngăn chặn những con vi khuẩn gây hại tấn công và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Người bệnh nên kết hợp tắm với các loại lá sau đây:

1. Lá sầu đâu

Bị bệnh thủy đậu tắm lá gì? Lá sầu đâu là câu trả lời cho bạn. Bởi chúng có tác dụng hiệu quả đối với việc giảm ngứa. Đồng thời, sẽ giúp phục hồi nhanh hơn những tổn thương vùng da.

Trong mỗi lần tắm bạn chỉ cần dùng 300g lá sầu đâu đi rửa sạch. Đun cùng với đó là 2 lít nước trong vòng 30 phút. Sau đó, bạn pha thêm nước sạch để ấm. Tiếp đến, bạn dùng khăn mềm để lau người thật nhẹ nhàng hoặc tắm để giảm ngứa và nhanh khỏi bệnh hơn.

2. Lá tre

Lá tre

Đây là lá có tác dụng giảm ngứa và khó chịu cho người bệnh. Với loại lá này, bạn nên lấy một nắm lá tre đem đi rửa thật sạch rồi đun với khoảng 3 lít nước tới khi sôi. Sau đó, bạn pha thêm một chút nước sạch để ấm. Rồi lấy nước đó để tắm. Làm như vậy, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục được tình trạng của mình hơn.

3. Lá kinh giới

Lá kinh giới được biết đến là một trong những loại thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Bên cạnh đó, chúng còn làm khô những vết mụn trái rạ nhanh chóng. Chúng ta chỉ cần dùng 100g lá kinh giới đem đi rửa sạch đun cùng 3 lít nước trong 30 phút. Sau đó, pha với nước sạch và tắm hàng ngày. Làm như vậy sẽ giúp quá trình hồi phục bệnh được rút ngắn.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp tìm ra cách để chữa bệnh thủy đậu hiệu quả và nhanh nhất.

4.5/5 - (2 bình chọn)
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

2 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

4 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago