Bệnh ung thư máu thể M2 là gì? Tiên lượng sống của bệnh ra sao?
Bệnh ung thư máu thể M2 là gì? Tiên lượng sống của bệnh ra sao? Để hiểu rõ hơn những thông tin về căn bệnh ung thư máu thể M2, các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Bệnh ung thư máu thể M2 là gì?
Bệnh ung thư máu thể M2 là căn bệnh bắt nguồn từ mô tạo máu như tủy xương hoặc từ các tế bào của hệ thống miễn dịch. Bệnh này đôi khi có thẻ lây lan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể như gan, hạch bạch huyết, lá lách và hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống).
Bệnh ung thư máu thể M2 có thể gọi là bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy, bệnh bạch cầu tuỷ bào cấp tính, bệnh bạch cầu hạt cấp tính, hay bệnh bạch cầu không lympho cấp tính. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả thanh thiếu niên và trẻ em.
Đọc thêm: Bệnh ung thư máu thể M4 là gì? Phương pháp điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây ung thư máu thể M2 là gì?
Nguyên nhân chính gây ung thư máu thể M2 đó là do sự thay đổi AND dẫn đến những tế bào tủy xương trở thành tế bào bệnh.
Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu thể M2 như:
- Những đối tượng hút thuốc nhiều.
- Người bị phơi nhiễm hóa học.
- Những đối tượng trước đó từng sử dụng một số loại thuốc hóa trị.
- Phơi nhiễm bức xạ.
- Mắc một số bệnh về máu.
- Bệnh sử gia đình: Gia đình từng có người thân bị bệnh bạch cầu dòng tủy thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hội chứng di truyền.
- Những người cao tuổi.
- Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới do thói quen hút thuốc, rượu bia.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư máu có biểu hiện gì?
Tiên lượng sống của bệnh ung thư máu thể M2 thế nào?
Bệnh ung thư máu thể M2 được phân thành nhiều thể khác nhau. Do vậy tiên lượng sống ở mỗi thể cũng sẽ không giống nhau. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của người bệnh, giao đoạn mắc bệnh và phương pháp điều trị,..
Theo thống kê tiên lượng sống của người bệnh ở từng thể
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy mạn tính
- Đối với những người bệnh ở giai đoạn đầu được phát hiện và điều trị tích cực thời gian sống sẽ khoảng 8 năm.
- Những người bệnh phát hiện ở giai đoạn giữa thời gian sống trung bình khoảng 5 năm.
- Đối với người bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối thời gian sống trung bình khoảng 4 năm.
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
Đây là bệnh ung thư máu phổ biến ở người trưởng thành. Tiên lượng sống của những người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị tích cực có thể kéo dài ít nhất 5 năm.
Bệnh bạch cầu lympho mạn tính
Bệnh này nếu ảnh hưởng đến tế bào B thời gian sống của người bệnh từ 10 – 20 năm. Tuy nhiên, nếu bệnh ảnh hưởng đến tế bào T tuổi thọ sẽ rất thấp, chỉ khoảng 4 tháng – 1 năm.
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính
Tiên lượng sống của người mắc bệnh này rất thấp, chỉ khoảng 4 tháng. Tuy nhiên đối với trẻ em mắc căn bệnh này thì tỷ lệ chữa khỏi lại rất cao, đạt khoảng 80%. Trong khi đó, cơ hội điều trị khỏi bệnh ở người lớn ít hơn và sẽ phụ thuộc vào quá trình tiến triển của bệnh.
Theo thống kê tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc tuổi tác
Những bệnh nhân trẻ tuổi, có sức khỏe tốt thường có tiên lượng tốt. Trong khi những bệnh nhân lớn tuổi có nhiều thay đổi gen bất lợi trong tế bào ung thư và có sức khỏe yếu sẽ có tiên lượng kém hơn, khó đáp ứng tốt với điều trị.
Dưới đây là tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi chẩn đoán, phân theo độ tuổi:
- Dưới 40 tuổi: Hơn 50% bệnh nhân sống 5 năm hoặc hơn.
- Từ 40 đến 49 tuổi: Khoảng 45% sống 5 năm hoặc hơn.
- Từ 50 đến 59 tuổi: Khoảng 25% sống năm hoặc hơn.
- Từ 60 đến 69 tuổi: Khoảng 15% sống 5 năm hoặc hơn.
- Từ 70 đến 79 tuổi: Chỉ có khoảng 5% sống 5 năm hoặc hơn.
- 80 tuổi trở lên: Chỉ có 2% bệnh nhân sống 5 năm hoặc hơn.
Những biến chứng của bệnh ung thư máu thể M2 là gì?
Bệnh ung thư máu thể M2 nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn đông máu.
- Suy gan, suy thận.
- Nhiễm trùng.
- Hội chứng RAS.
Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Ung thư máu thể M2 là gì cùng tiên lượng sống bệnh mà chúng tôi tổng hợp lại. Căn bệnh này hầu như rất khó phát hiện dấu hiện ở giai đoạn đầu. Vì thế, các bạn nên khám sưc khỏe tổng quát định kỳ để giúp phát hiện bệnh từ sớm, nhất là những người thuộc nhóm có nguy cơ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!