Bệnh ung thư máu thể M4 là gì? Phương pháp điều trị ra sao?
Bệnh ung thư máu thể M4 là gì? Phương pháp điều trị ra sao? Để hiểu rõ hơn những thông tin về căn bệnh ung thư máu thể M4, các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Bệnh ung thư máu thể M4 là gì?
Bệnh ung thư máu thể M4 là một trong những bệnh ung thư máu khá phổ biến. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người mắc nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời.
Bệnh này xuất phát từ mô mềm có trong xương và tạo nên những nguyên tủy bào, tiểu cầu, hồng cầu có những bất thường. Nó có thể sẽ lan đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể như gan, lá lách, hệ hạch bạch huyết, hệ thống thần kinh…
Bệnh còn có nhiều cái tên khác như bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu hạt cấp tính, bạch cầu không lymphocytic cấp tính, bệnh bạch cầu tủy cấp tính,…
Đọc thêm: Ung thư biểu mô là gì? Có những loại ung thư biểu mô nào?
Triệu chứng bệnh ung thư máu thể M4 là gì?
Khi bị ung thư máu thể M4, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Do các tế bào hồng cầu bị thiếu nên bạn sẽ nhợt nhạt, xanh xao, cảm thấy kiệt sức, thậm chí là khó thở.
- Do thiếu các tế bào bạch cầu khỏe mạnh nên bạn dễ bị nhiễm trùng.
- Tình trạng chảy máu bất thường có thể xảy ra với các dấu hiệu như xuất hiện các vết bầm không rõ nguyên nhân, chảy máu răng, chảy máu cam. Ở phụ nữ có thêm tình trạng rong kinh.
- Trên da xuất hiện nhiều vết đốm hoặc phát ban.
- Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, xuống sức.
- Vào ban đêm có thể bị sốt cao và đổ mồ hôi.
- Xuất hiện triệu chứng hiếm gặp như đau khớp và xương.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư máu có biểu hiện gì?
Phương pháp điều trị bệnh ung thư máu thể M4 là gì?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư máu thể M4. Căn cứ vào tình hình bệnh cùng yếu tố sức khỏa của người mắc mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Phổ biến nhất là các phương pháp điều trị sau:
Hóa trị liệu
Đây là phương pháp sẽ được chỉ định ở liều thấp và liều chuẩn tùy theo sức khỏe cùng mức độ bệnh, cụ thể:
- Điều trị hóa trị liệu ở liều thấp
Mục tiêu phương pháp này là giúp người mắc bệnh tăng tỷ lệ và thời gian sống. Thường phương pháp điều trị hóa trị liệu ở liều thấp sẽ kết hợp cùng thuốc kháng sinh như thioguanine, idarubicin và etoposide.
Phương pháp này có thể điều trị tại nhà, rất hữu ích trong việc loại bỏ tế bào gây bệnh thấp nhưng cũng làm giảm mức độc tính. Do vậy, những người bệnh có sức khỏe yếu thường sẽ được chỉ định bằng phương pháp này.
- Điều trị với hóa trị liệu ở liều chuẩn
Phương pháp này đối với những người cao tuổi có thể mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên điều trị với hóa trị liệu ở liều chuẩn có độc tính có thể gây ra những tổn thương ở tủy xương.
Đặc biệt dù có giảm liều lượng của anthracycline thì tác hại của thuốc cũng không giảm, trong khi đó hiệu quả điều trị bệnh lại giảm rõ rệt.
Cấy ghép tế bào gốc
Đây là phương pháp hiện đại và cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh bạch ung thư máu thể M4 nói riêng cũng như bệnh ung thư máu nói chung. Một số trường hợp may mắn khi cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp chữa khỏi bệnh ung thư.
Có nhiều ưu điểm là vậy nhưng cấu ghép tế bào gốc cũng mang đến nhiều vấn đề nhất định như:
- Những người bệnh có khả năng phục hồi tốt sau khi thực hiện hóa trị sẽ được không thực hiện cấy ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép chỉ được thực hiện khi bệnh tái phát nhằm giảm chi phí và biến chứng không đáng có trong quá trình ghép.
- Nếu không có người cho tế bào gốc phù hợp với người bệnh, sẽ không thể thực hiện cấy ghép tế bào gốc.
- Việc điều trị bệnh không có tiến triển nhưng vẫn thực hiện cấy ghép tế bào gốc thì khả năng bệnh sẽ tái phát, thậm chí người bệnh có thể chết sau khi cấy ghép.
- Nếu như tế bào gốc đưa vào cơ thể là của bệnh nhân truyền cho bệnh nhân sẽ không diệt được tế bào ung thư.
- Tế bào gốc cấy vào cơ thể người bệnh sẽ có tác dụng là tiêu diệt tế bào gây ung thư, nhưng nó cũng có mặt hại là chống lại cơ thể người được ghép.
- Cấy ghép tế bào gốc với mục đích chính là giúp thời gian sống của người bệnh được kéo dài chứ không thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tỷ lệ tái phát sau 5 năm cấy ghép tế bào gốc là 40% và sau 7 năm là 70%.
- Người bệnh thường sẽ sống thêm được 5 năm sau khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc thành công.
Phối hợp dùng thuốc đặc trị
Bác sĩ có thể chỉ định phối hợp dùng thuốc đặc trị để điều trị bệnh ung thư máu thể M4.
Theo đó, một số loại thuốc thường được dùng là Cytarabine, anthracycline, idarubicin và daunorubicin. Ngòa ra cũng có thể là dòng thuốc hóa học như Hydroxyurea, Methotrexate, 6-thioguanine, Azacitidine, Cladribine, Mitoxantrone, Fludarabine,…
Việc sử dụng thuốc hóa học có thể khiến cả những tế bào bình thường bị ảnh hưởng và gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều trị thì hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất.
Trên đây là chia sẻ giải đáp Ung thư máu thể M4 là gì cùng phương pháp điều trị bệnh mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ về căn bệnh này để sớm phát hiện và điều trị đúng cách nhằm mang lại hiệu quả cao.