Sức khỏe

Bệnh lao phổi có chữa được không? Những điều bạn nên biết

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường hợp bị bệnh lao phổi và thường lo lắng không biết bệnh lao phổi có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi là một dạng bệnh viêm nhiễm xảy ra tại đường hô hấp. Bệnh thường gặp cùng với viêm phế quản và viêm phổi. Đây là bệnh lây lan theo đường hô hấp vì thế nếu người mắc bệnh lao không được điều trị kịp thời có thể gây bệnh cho nhiều người khác.

Người bị bệnh lao phổi thường có các triệu chứng như: Sụt cân nghiêm trọng, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, ra mồ hôi trộm, ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở…  Bệnh lao phổi là bệnh tàn phá cơ thể rất khủng khiếp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

 Bệnh lao phổi là gì

Các đối tượng có thể mắc bệnh lao phổi gồm:

  • Người bị nhiễm HIV.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh.
  • Người thường xuyên hút thuốc uống rượu, bia.
  • Người tiếp xúc với môi trường không khí độc hại, ô nhiễm.

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Cũng giống như các bệnh về đường hô hấp khác, hơn 90% người mắc bệnh lao phổi có thể chữa khỏi và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Là một căn bệnh xã hội nên hiện nay lao phổi được điều trị miễn phí tại tất cả các bệnh viện trên cả nước. Trong thời gian điều trị, người bệnh phải cần tuân thủ đúng các nguyên tắc như: Dùng đúng thuốc, uống đúng liều, đúng bữa và đều đặn thường xuyên. Để điều trị dứt điểm bệnh nhân cần sự kiên trì và tinh thần tốt để bệnh chóng khỏi.

 Bệnh lao phổi có chữa được không

Lộ trình điều trị bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là tấn công và duy trì. Trong khi điều trị, người bệnh tuyệt đối không được bỏ ngang vì vi khuẩn lao sẽ có cơ hội sống sót và kháng lại thuốc. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn trước gấp nhiều lần.

Nói tóm lại, chỉ cần phát hiện bệnh kịp thời, điều trị đúng phác đồ, phòng bệnh theo hướng dẫn thì bệnh lao có thể chữa khỏi và không lây lan.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng của bệnh lao phổi, người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp càng sớm càng tốt để được thăm khám. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho người bệnh.

>>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các cách trị nhức răng tại nhà đơn giản hiệu quả

Bệnh lao phổi có di truyền không?

Bản chất của lao phổi là do vi khuẩn gây nên, bởi vậy chúng chỉ có tác động trực tiếp lên cá thể mà chúng kí sinh mà thôi. Vì vậy mọi người hoàn toàn yên tâm rằng bệnh lao phổi không di truyền, cũng như không liên quan tới hệ gen.

Nếu như bản thân hoặc gia đình có người bị bệnh lao, ngoài việc cách ly và điều trị tích cực cho bệnh nhân, các thành viên khác trong gia đình cũng nên đi kiểm tra và làm các xét nghiệm như: chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm tìm BK, làm phản ứng bì với tuberculine,… để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi nên ăn quả gì

Bệnh nhân lao phổi nên có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm như:

  • Ngũ cốc, kê.
  • Rau củ và trái cây.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, trứng và cá.
  • Dầu, chất béo và các loại hạt và dầu hạt.

Để hỗ trợ cho việc điều trị người bệnh cần được cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn.

Các loại thực phẩm nên tránh sử dụng như:

  • Không được uống rượu, cà phê, trà đặc. Vì rượu sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc, làm cho người bệnh ngày càng mệt mỏi, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm và bị rối loạn hệ thần kinh.
  • Đồ uống có ga vì nó dễ gây rối loạn giấc ngủ, không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Dùng quá nhiều gia vị và muối.
  • Không nên ăn nhiều rau chân vịt vì loại rau này chứa nhiều axit oxalic, sau khi nạp vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành axit oxalic canxi không hòa tan gây ra tình trạng thiếu canxi, khiến cho người bệnh lâu hồi phục sức khỏe.
  • Không ăn mộc nhĩ vì thành phần trong mộc nhĩ sẽ khiến người lao phổi đông máu chậm hơn
  • Không ăn đồ cay nóng có kích thích như: gừng, ớt, bột hạt cải để tình trạng bị ho và dẫn đến khạc đờm ra máu.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá, vì đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư phổi.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, thì chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Các bạn có thể tham khảo và chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhất giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi.

Bệnh lao phổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của chính người bệnh cũng như người thân trong gia đình. Vì vậy, nếu như có nghi ngờ mắc phải bệnh lao phổi, bạn nên đi khám và điều trị kịp thời để tránh khỏi những nguy hiểm do lao phổi gây ra.

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

2 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

4 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago