Sức khỏe

Viêm amidan uống kháng sinh gì? Nguyên nhân uống thuốc không khỏi?

Uống thuốc kháng sinh để chữa viêm amidan được xem là một phương pháp điều trị bệnh đơn giản và tiện dụng nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên viêm amidan uống kháng sinh gì và sử dụng như thế nào cho đúng cách. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Viêm amidan uống kháng sinh gì?

Các loại thuốc chữa viêm amidan toàn thân phổ biến nhất hiện nay là:

Nhóm thuốc beta lactam

  • Thuốc iba-mentin 250mg; Acid cluvulanic 31,25mg với liều lượng sử dụng cho người lớn từ 250 – 500mg/ lần, uống 3 lần/ngày. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi liều lượng sử dụng an toàn là 20mg/kg/ngày, mỗi ngày 3 lần;
  • Thuốc Amoxicilin 250mg dạng gói với người lớn là 50mg/kg/ngày; trẻ em dưới 20kg sử dụng với liều lượng 20-30mg/kg/ngày;
  • Thuốc Amoxicilin 500mg dạng viên dành cho người lớn là 1000mg/ lần, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Trẻ em là 40 – 60mg/kg/ngày, chia 3 lần.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh chữa viêm amidan nhóm beta lactam còn có cephalecin người lớn với liều dùng là: 50 – 80mg/kg/ngày, trẻ em dưới 12 tuổi liều dùng chỉ định là 30 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

Nhóm thuốc macrolide 

Xem thêm: Viêm amidan mãn tính điều trị như thế nào

Viêm amidan uống kháng sinh nào
  • Thuốc Erythromycin 500mg với liều dùng người lớn từ 1 – 2g/ngày, trẻ em từ 30-50mg/ngày chia 2 – 4 lần uống;
  • Thuốc Roxithromycin 150mg với người lớn 300mg/ngày, trẻ em là 5-8mg/ngày;
  • Thuốc Clarythromycin 250mg với liều dùng 250mg x 2 lần/ngày, lưu ý thuốc chỉ nên dùng với người lớn.

Nhóm thuốc kháng sinh này chỉ nên dùng trước các bữa ăn trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Đối với trẻ em không dùng quá 10 ngày.

Nhóm thuốc kháng sinh đặc trị viêm amidan toàn thân kể trên đều được xếp vào thuốc kháng sinh liều cao. Vì thế việc sử dụng nhóm thuốc này cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Nguyên nhân viêm amidan uống kháng sinh không khỏi

Trên thực tế không ít bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm họng nhưng vẫn không khỏi mà còn khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Tình trạng này có thể là do một số nguyên nhân gây ra sau đây:

Điều trị sai nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm amidan là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn và virút. Vì vậy với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có các đơn thuốc khác nhau để chữa trị. Tuy nhiên, nhiều người đã sử dụng chung một loại thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm amidan uống thuốc kháng sinh gì

Xem thêm: Viêm amidan là bệnh gì để biết cách phòng bệnh

Thuốc kháng sinh chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân viêm amidan do nhiễm khuẩn, còn những người bệnh viêm amidan do virut nếu sử dụng thuốc kháng sinh điều trị thì có thể sẽ tăng nguy cơ nhờn thuốc. Do đó, người bệnh cần phải chú ý vấn đề này.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Hầu hết mọi người mắc bệnh viêm amidan đều sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với giảm đau, hạ sốt để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, loại thuốc này lại không có tác dụng đối với nấm, vi rút, liên cầu tan huyết nhóm A. Vì vậy nếu bệnh nhân sử dụng nhiều sẽ tăng khả năng nhờn thuốc, hệ miễn dịch của người bệnh cũng yếu dần, niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Với những bệnh nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan dù đã uống nhiều thuốc kháng sinh. Các loại vi khuẩn, vi rút và nấm sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn khi niêm mạc họng có quá nhiều chất bẩn được từ vùng mũi di chuyển xuống.

Hơn nữa môi trường ô nhiễm còn khiến cho vi khuẩn bên ngoài có cơ hội tích tụ vào trong họng, làm cho niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng, do đó người bệnh sẽ thường xuyên bị đau rát cổ họng, ngứa họng, nuốt nghẹn, ho khan,… Chính vì vậy, người bệnh viêm amidan có nhiều thuốc kháng sinh vẫn không khỏi bệnh.

Vậy bạn đã biết viêm amidan uống kháng sinh gì và nguyên nhân uống thuốc mãi không khỏi bệnh rồi chứ. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ bổ sung thêm được kiến thức để điều trị căn bệnh này nhé.

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

5 ngày ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

3 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

4 tuần ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago