Categories: Tin tức

Ho sốt là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị tại nhà

Ho sốt là những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, song không phải mọi bệnh lý về đường hô hấp đều xuất hiện. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến ho sốt, đồng thời cách điều trị dứt điểm tình trạng này như nào?

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân dẫn đến việc ho sốt

Cảm lạnh, cảm cúm 

Cảm lạnh, cảm cúm là hai lý do hàng đầu dẫn đến ho kèm theo sốt. Vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công đường thở, gây kích ứng dẫn đến phản xạ ho. Cùng lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm nên dễ dẫn đến sốt. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đau rát họng, sổ mũi, ngạt mũi…. 

Viêm phế quản 

Giai đoạn đầu của bệnh nhân viêm phế quản thường xuất hiện các cơn ho khan và sốt cao. Bệnh nếu kéo dài không được chữa trị sẽ chuyển sang ho có đờm trắng hoặc vàng.

Nguyên nhân bị ho sốt

Tìm hiểu thêm: Sốt rét uống thuốc gì?

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương, chủ yếu là do nhiễm trùng phổi gây nên. Lúc này niêm mạc phổi bị phù nề, sưng huyết dẫn đến sản sinh ra nhiều dịch đờm, chất dịch này khiến đường thở bị kích ứng và tắc nghẽn dẫn đến ho. 

Ho là triệu chứng chắc chắn sẽ xuất hiện khi bị viêm phổi, kèm theo đó là sốt. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi mà người bệnh sẽ bị sốt hoặc không. Đối với trẻ nhỏ bị viêm phổi sẽ sốt cao, khó thở, đau tức ngực; còn đối với người già có thể bị sốt nhẹ hoặc không sốt. 

Lao phổi 

Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi, đặc biệt là khi người bệnh thường bị sốt về chiều. Các cơn ho có thể là ho khan, ho có đờm đặc, trong đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu tươi. Người bị lao phổi thường biếng ăn, sút cân nhanh chóng nên có thể dễ dàng phân biệt với các bệnh lý về đường hô hấp khác. 

Áp xe phổi 

Áp xe phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, do biến chứng của các bệnh lý không được điều trị dứt điểm như viêm phổi, viêm màng phổi…. Lúc này, phổi xuất hiện các dịch mủ và ổ áp xe chứa mủ. Bệnh gây đau ngực, sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm. Khi các ổ áp xe vỡ sẽ dẫn đến ho có đờm, đờm thường có mùi tanh hoặc mùi thối do chứa nhiều vi khuẩn. 

Ung thư phổi 

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nặng và khó chữa trị nhất. Người mắc ung thư phổi thường có các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho ra máu, sốt liên tục và kéo dài, đau ngực, sút cân nhanh chóng…. Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. 

Ho sốt nên uống thuốc gì?

hầu hết các trường hợp sốt đau họng đều có thể giảm bớt bằng một trong số các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol hoặc ibuprofen để làm giảm thân nhiệt, cải thiện cảm giác đau họng, đau đầu do nhiều bệnh lý gây ra.
  • Viên ngậm trị đau họng: Viên ngậm trị đau họng có chứa các chất kháng khuẩn và gây tê cục bộ để giúp điều trị nhiễm khuẩn và làm dịu cổ họng.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nhiễm khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Thuốc kháng sinh có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục, giảm khả năng lây lan và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt thấp khớp sau viêm họng do liên cầu. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc xịt mũi: Trường hợp sốt đau họng kèm chảy nước mũi hay nghẹt mũi thì bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở.

Điều trị ngay tại nhà

Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo sau đây để làm giảm nhẹ triệu chứng sốt đau họng ngay tại nhà:

Điều trị ho sốt tại nhà

Xem thêm: C sủi hạ sốt

  • Lấy khăn ấm chườm vào nách, bẹn, lau lòng bàn tay và bàn chân để làm giảm thân nhiệt và cải thiện tình trạng sốt.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt, hỗ trợ làm loãng dịch tiết và làm dịu kích ứng niêm mạc ở cổ họng, giảm đau họng. Ưu tiên nước ấm, tránh các món ăn hay thức uống lạnh.
  • Đau họng sốt nên ăn gì thì hãy chọn các loại thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để giúp diệt khuẩn, làm sạch nhanh vùng mũi, miệng và niêm mạc họng. Nước muối còn có khả năng làm loãng dịch nhầy giúp mũi và họng thông thoáng hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, tránh để không khí trong phòng quá khô.
  • Cố gắng nghỉ ngơi trong khoảng 2-3 ngày cho đến khi cảm thấy khỏe hơn.
  • Tránh xa khói thuốc lá, bỏ hút thuốc và hạn chế rượu bia.
  • Rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng, che chắn khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng là cách tốt nhất ngăn ngừa virus gây sốt đau họng có thể lây lan.

Ho sốt mặc dù không phải là triệu chứng quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn mệt mỏi, đau rát, khó nuốt, chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến suy nhược. Tình trạng này kéo dài cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

2 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

4 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago