Tìm hiểu nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em và dấu hiệu phụ huynh cần biết
Trẻ em thường xuyên mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Đặc biệt là còi xương. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em và dấu hiệu phụ huynh cần biết qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung tóm tắt
Bệnh còi xương ở trẻ là gì?
Còi xương là tình trạng rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên đang lớn do thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa và chức năng của nó, thiếu canxi hoặc phosphat hoặc giảm hoạt động của phosphataza kiềm.
Có 3 dạng còi xương: Còi xương dinh dưỡng; còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc giảm hoạt động của vitamin D (còi xương phụ thuộc vitamin D/còi xương kháng vitamin D); Còi xương do rối loạn tái hấp thu phospho ở ống thận (Còi xương phosphopenic di truyền). Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến còi xương dinh dưỡng.
Xem ngay: Hướng dẫn cách chữa phỏng dạ cho trẻ an toàn tại nhà để biết cách làm chính xác
Còi xương dinh dưỡng là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hay rối loạn chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa hấp thu canxi và phospho trong quá trình tạo xương. Còi xương do thiếu vitamin D là bệnh hay gặp ở trẻ em. Lúc này, phụ huynh cần có phương pháp kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là chiều cao, trí não…
Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ?
Tuy nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới, hầu như quanh năm có ánh nắng mặt trời nhưng tỷ lệ trẻ Việt Nam bị còi xương vẫn rất cao do ít/không tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Trẻ con không được tắm nắng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến còi xương khi cha mẹ kiêng cữ quá nhiều. Ngoài ra, tình trạng trẻ thiếu vitamin D còn do các nguyên nhân khác như:
- Sai lầm trong chế độ ăn của trẻ: Chế độ ăn không đa dạng, ăn uống kém sẽ không đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Canxi có nhiều trong sữa và ở tỷ lệ hấp thu cao hơn các thực phẩm khác, đặc biệt là sữa mẹ. Trẻ bị còi xương thông thường là do ít được uống sữa nên cơ thể khó hấp thu. Hoặc những trẻ khi ăn dặm được cho ăn quá nhiều chất bột đường (glucid), chất đạm (protein) gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng đào thải canxi ra nước tiểu hoặc bữa ăn dặm hàng ngày thiếu hoặc ít dầu mỡ ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D.
- Các yếu tố khác: Phụ nữ khi mang thai không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu vitamin D, canxi là yếu tố nguy cơ dẫn đến còi xương ở trẻ em. Ngoài ra, nguy cơ còi xương thường gặp ở: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài… Những trẻ này thường thiếu các vi chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin D và canxi.
Dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ?
Trẻ cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khi có những dấu hiệu của bệnh còi xương sau đây:
Click ngay: bệnh thủy đậu ở trẻ em để tìm hiểu thêm về bệnh
- Trẻ ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời mát, thường vào buổi đêm (còn gọi là mồ hôi trộm)
- Trẻ kích thích, khó ngủ, quấy khóc, giật mình, có thể có nôn trớ.
- Trẻ rụng tóc gáy hoặc rụng tóc vành khăn (còn gọi là dấu hiệu chiếu liếm)
- Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong, chân cong hình chữ X, chữ O
- Răng mọc chậm, men răng kém, hay bị sâu răng
- Trẻ chậm phát triển vận động: chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi…
- Đối với trẻ lớn, có thể thường xuyên bị đau nhức mỏi xương dài vào chiều tối hoặc ban đêm.
- Xương sọ mềm, dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc méo sang một bên
- Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, chồng khớp sọ
- Đầu có bướu trán, bướu đỉnh
- Lồng ngực hình ức gà, chuỗi hạt sườn
- Đối với dấu hiệu còi xương cấp và nặng có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, co giật do hạ canxi máu.
Nếu tình trạng còi xương ở trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Trên đây là nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em và dấu hiệu phụ huynh cần biết. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.