Categories: Tin tức

Trẻ bị viêm da cơ địa phải làm sao?

Viêm da cơ địa là loại bệnh lý ngoài da dị ứng mãn tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy và khó chịu, bệnh có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Vậy khi trẻ bị viêm da cơ địa phải làm sao để chữa trị và phòng tránh?.

Viêm da cơ địa vào mùa xuân có nhiều hoa nở sẽ là yếu tố gây tăng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về căn bệnh này.

Nội dung tóm tắt

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh chàm hoặc Eczema, là bệnh mãn tính và tái phát theo định kỳ, bệnh này thường xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh thường sẽ được chữa khỏi hoặc thuyên giảm theo thời gian khi trẻ lớn lên.

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) ở trẻ còn có nhiều tên gọi khác như: bệnh liken đơn mạn tính, chàm sữa, chàm thể tạng, bệnh sẩn ngứa besnier, có đặc điểm tiến triển theo từng đợt, bắt đầu hình thành bệnh ở trẻ nhỏ là các nốt ngứa từng mảng trên da.

Bệnh viêm da cơ địa cũng là bệnh có tính dễ tái phát bởi người bệnh gãi gây mẩn đỏ. Xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân hoặc trong gia đình có người bị bệnh này như bệnh hen suyễn, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, viêm xoang dị ứng.

thường người mắc bệnh liên quan đến dị ứng như: Bệnh viêm mũi – viêm xoang dị ứng, bệnh hen suyễn, nổi mề đay, sẩn ngứa hoặc bị dị ứng thuốc.

Trẻ bị viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khó chịu

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Đánh giá về mức độ nguy hiểm thì bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng cần được điều trị dứt điểm. Nó gây ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống vì có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm da cơ địa gây nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn làm tổn thương da nếu người bệnh gãi nhiều. Việc gãi vùng da bệnh là điều kiện để vi khuẩn và gây nhiễm trùng, lở loét từ móng tay tiếp xúc với vết thương không cẩn thận còn gây hoại tử.
  • Viêm da cơ địa mãn tính khiến người bệnh bị mẩn đỏ toàn thân rất ngứa nếu điều trị sai hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Ảnh hưởng đến thị giác: Nếu viêm da cơ địa ở vùng da mỏng quanh mắt thì sẽ gây hại cho thị giác gây viêm kết mạc mắt, viêm mí mắt chảy nước mắt liên tục.
  • Vi khuẩn có thể xâm nhập cùng các tổn thương da
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm do virus thì còn gây sốt, tổn thương nội tạng có thể gây tử vong nếu bệnh tiến triển nặng
  • Sẹo: Bệnh viêm da cơ địa gây ra sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin
  • Biến chứng khác: khoảng 30-50% người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, suy hô hấp.
  • Viêm da cơ địa nguy hiểm ở chỗ nó tái đi tái lại nhiều lần, việc điều trị rất tốn kém, mất thời gian
  • Có thể lan rộng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể

Viêm da cơ địa thường bị ở trẻ và tái phát theo định kỳ

Hiện nay, chưa có phương pháp đặc hiệu để trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh. Chúng ta có thể áp dụng các phương pháp điều trị phòng và giảm tình trạng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

  • Da bị mẩn đỏ và rất ngứa
  • Vùng da bị viêm thường là da chân, da tay.
  • Các tổn thương da khô và ngứa khi sờ vào thì thấy sần sùi, thô ráp
  • Với các nốt ban có hình tròn mẩn đỏ có thể nổi mụn nước trắng nhỏ li ti.
  • Người bệnh viêm da cơ địa vùng da bị bệnh dần trở nên dày, cộm hơn
  • Hiện tượng phù nề da có thể thấy nóng tại vùng da đó kèm theo cảm giác ngứa ngáy
  • Một số triệu chứng viêm da cơ địa khác có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ
  • Vùng da bệnh bị đóng vảy và xuất hiện chàm, các mụn nước vỡ, chúng sẽ chảy dịch rồi đóng thành vảy
  • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện da khô và bong vảy.
  • Viêm da cơ địa làm cho da của trẻ nổi mẫn đỏ, bong tróc
  • Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khiến bé không thể sinh hoạt bình thường.
  • Bé gãi vào vết da đỏ sẽ làm tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng da
  • Trên da xuất hiện các vết nứt nẻ, các sưng và nổi sần. Da của bé trở nên khô ráp và khó chịu
  • Các vùng da bị viêm da cơ địa sẽ chuyển màu từ đỏ đến nâu xám chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, phần ngực.
  • Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày bị rối loạn giấc ngủ, tâm trạng luôn khó chịu.

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

  • Bé bị viêm da cơ địa đến từ sự bất thường của gen và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Một số nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa trẻ sơ sinh do yếu tố di truyền
  • Di truyền từ người thân là yếu tố khiến bé bị viêm da cơ địa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nếu như không được điều trị đúng cách
  • Viêm da cơ địa do bé có người thân bị viêm da cơ địa, hen suyễn hay sốt cỏ các bệnh về da, nếu cả bố mẹ đều mắc bệnh dị ứng thì 79% con cái sinh ra sẽ mắc bệnh
  • Yếu tố môi trường: da của bé rất nhạy cảm nên dễ bị dị ứng vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc. Không gian sống trong nhà sạch sẽ là rất quan trọng
  • Bé có thể bị viêm da cơ địa nếu không gian xung quanh có phấn hoa, lông thú cưng.
  • Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ em
  • Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng với bé, mẹ cần quan tâm đến nguồn thức ăn để tránh cho bé bị nhiễm bệnh.
  • Quần áo, đồ dùng sinh hoạt của trẻ có chất tẩy rửa mạnh thường rất độc hại, làm cho da bé yếu dần đi dẫn đến tình trạng viêm da do cơ địa.
  • Viêm da cơ địa là một bệnh về dị ứng có 3 nguyên nhân chính gây bệnh là môi trường sống, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương và đáp ứng miễn dịch gặp vấn đề.
  • Bị viêm da cơ địa có thể do thời tiết hanh khô, quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột.
  • Điều kiện vệ sinh hạn chế: dị ứng với hóa chất tẩy rửa, xà phòng, nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, chủng ngừa vaccine
  • Tình trạng bị suy giảm nồng độ lipid ở da men tiêu protein nội sinh trên da tăng cao, acid béo, cholesterol, lipid gian bào
  • Bị viêm da cơ địa do rối loạn hệ miễn dịch, hiện tượng tăng giảm đáp ứng miễn dịch sẽ có các với các tác nhân viêm khác nhau.
  • Sự mẫn cảm quá mức của trung gian miễn dịch IgE

Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa các mẹ cần phải đảm bảo tránh để bé bị nhiễm bệnh khi bé bị bệnh phải chăm sóc và điều trị đúng cách. Dù là bệnh ngoài da nhưng viêm da cơ địa ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại cũng như về sau của bé.

  • Mẹ nên chăm sóc bé thật kỹ để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa
  • Mẹ cần phải lưu ý luôn dưỡng ẩm đều đặn cho da.
  • Hạn chế để bé cào gãi và da, làm da thương tổn nhiều hơn.
  • Hạn chế cho bé ra ngoài vào trời nắng nóng.
  • Quần áo của bé cần được loại bỏ nhãn mác trên quần áo hết để tránh cọ xát và các vết thương
  • Luôn giữ không gian sống của bé mát mẻ, sạch sẽ
  • Cần che chắn cho bé kĩ càng khi đi ra ngoài về, vệ sinh lại cho bé để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn.
  • Sử dụng các sản phẩm không chứa hóa chất, hương liệu chất tẩy rửa
  • Nếu trẻ bị viêm da cơ địa trên mặt, cần được bôi lớp thêm một lớp kem dưỡng ẩm
  • Kết hợp sử dụng các loại lá tắm thảo dược để tắm cho bé, có thể dùng sữa tắm hoặc kem bôi trị viêm da cơ địa.
  • Nếu nhận thấy tình trạng bệnh của bé không thuyên giảm cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra kỹ càng.
  • Luôn giữ cho môi trường sống ăn ngủ nghỉ và làm việc thoáng đãng
  • Hạn chế mặc đồ len, đồ dạ, giữ cho nhà sạch sẽ, không bụi bẩn
  • Cần vệ sinh sạch sẽ, giữ khô thoáng vùng tã lót cho trẻ, nên mặc đồ may bằng vải cotton.
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với gia súc, gia cầm
  • Xà bông tắm nên lựa chọn loại ít kích ứng, ít hương liệu.
  • Phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa hiệu quả bằng cách không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh khi tắm xong thì cần bôi thuốc để dưỡng ẩm cho da..
  • Cân bằng độ ẩm không khí trong phòng vào mùa hanh khô

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhất

  • Dùng thuốc có tác dụng chống khô và làm dịu da
  • Corticoid: Dùng hydrocortison 1-2,5% (đối với trẻ nhỏ) hoặc butyrat (đối với người lớn).
  • Điều trị và chống nhiễm trùng, chống viêm. Nếu tổn thương) thì dùng loại có hoạt tính mạnh hơn là clobetasol propionate. Chỉ dùng corticoid loại nhẹ, loại dùng cho trẻ em dùng trong thời gian ngắn ngày. Ngoài ra, cần tính toán ngưng thì cần giảm liều từ từ để tránh nhờn thuốc.
  • Dùng urea 10% hoặc petrolatum để làm ẩm da.
  • Có thể điều trị viêm da cơ địa bằng cách dùng mỡ kháng sinh nhằm chống nhiễm khuẩn.
  • Cách trị viêm da cơ địa bằng kháng histamin H1 dùng toàn thân.
  • Dùng dung dịch Jarish, nước muối sinh lý 0,9% có tác dụng bong vảy.
  • Tacrolimus (0,03-0,1%) có tác dụng ức chế miễn dịch cần lưu ý vì có thể gây kích ứng, giãn mạch.
  • Nhóm cephalosphorin thế hệ 1 kháng sinh giúp chống nhiễm khuẩn. Và một số thuốc khác như methotrexate hay cyclosporin

Hi vọng qua bài viết các cha mẹ đã hiểu hơn về cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa và cách để phòng tránh bị viêm da. Chữa viêm da cơ địa cần kiên trì nên cha mẹ không nên dùng liều cao sẽ ảnh hưởng tới da non nớt của trẻ, trẻ có thể bị teo da nếu dùng với liều cao.

 

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

1 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

3 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago