Tin tức

Hướng dẫn cách đo nhiệt độ sốt cho trẻ chính xác

Đo nhiệt độ sốt là việc làm cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt gây nên. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách đo thân nhiệt cho trẻ và có cách xử trí cho trẻ, các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1. Sốt là gì?

Thân nhiệt được điều chỉnh bởi vùng hạ đồi của não theo cơ chế cân bằng giữa việc tạo nhiệt của các cơ, gan với sự mất nhiệt qua phổi, da. Do vậy, sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt, do đáp ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân nhiễm khuẩn gồm virus với vi khuẩn.

Đo nhiệt độ sốt cho trẻ chính xác

Khi bị sốt thì nhiệt độ ở nách trên 37 độ C, miệng là 37.5 độ C, còn ở tai với  trực tràng là trên 38 độ C.

Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân phổ biến gây sốt là do nhiễm khuẩn. Không chỉ vậy, các bệnh lý từ virus, vi khuẩn như cảm, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản, nhiễm khuẩn tai, tiêu chảy…đều là những nguyên nhân phổ biến gây sốt.

Không chỉ vậy, sau khi tiêm vacxin có thể gây sốt, thời gian sốt thay đổi tùy thuộc vào từng loại vắc xin được sử dụng.

>>> Xem thêm: Sốt 41 độ có nguy hiểm không? Cần làm gì khi sốt cao?

2. Cách đo thân nhiệt cho trẻ

Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cho trẻ, trong đó đo nhiệt độ trực tràng là phương pháp chính xác nhất. Ngoài ra, còn có cách đo nhiệt độ khác mà bố mẹ có thể áp dụng:

  • Đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ trên 4 tuổi;
  • Đo nhiệt độ ở tai cho trẻ trên 6 tháng tuổi;
  • Đo nhiệt độ ở nách ít chính xác nhất nhưng rất thuận tiện, có thể áp dụng với mọi trường hợp, kể cả với trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Trường hợp này nhiệt độ nách trên 37.2 độ C thì phụ huynh có thể áp dụng thêm phương pháp đo nhiệt độ ở trực tràng.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dùng nhiệt kế điện tử để thay thế cho nhiệt kế thủy ngân bởi nó có độ an toàn, phổ biến hơn mà giá cả không quá cao. Nhiệt kế thủy ngân có chứa thủy ngân rất độc, nếu bị vỡ sẽ cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Dưới đây là các cách đo nhiệt độ sốt cho trẻ an toàn:

2.1. Đo thân nhiệt ở nách

  • Đặt nhiệt kế ở nách trẻ (nên lau khô nách trước khi đo).
  • Dặn dò trẻ cần giữ nhiệt kế trong nách bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực từ 4 – 5 phút.

2.2. Đo nhiệt độ sốt ở miệng

Cách này không thực hiện khi trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Phụ huynh có thể thực hiện như sau:

  • Dùng nước lạnh và xà bông rửa nhiệt kế sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Đặt đầu nhiệt kế ở dưới lưỡi trẻ, dặn trẻ giữ nhiệt kế chặt bằng môi sao đó môi kín xung quanh nhiệt kế.
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Với nhiệt kế thủy ngân thì cần giữ trong 3 phút còn nhiệt kế điện tự thì chỉ cần giữ dưới 1 phút.

2.3. Đo thân nhiệt ở tai

Phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh thì bạn chỉ cần đợt tối thiểu 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ.

Theo đó, ống tay với bệnh ở tai cũng không ảnh hưởng đến kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể. Phương pháp đo thân nhiệt ở tai được thực hiện như sau:

  • Kéo tai ngoài của trẻ trước khi cho đầu dò của nhiệt kế vào.
  • Giữ nhiệt kế trong tai khoảng 2 giây.

2.4. Đo nhiệt độ sốt ở trực tràng

  • Đặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nằm úp sấp trong lòng người lớn.
  • Dùng chất bôi trơn để thoa vào phần cuối của nhiệt kế.
  • Đặt nhiệt kế nhẹ nhàng vào hậu môn trẻ cho đến khi phần đầu bạc của chúng không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3cm bên trong hậu môn).
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Đợi khoảng 2 phút với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.

3. Trẻ bị sốt phải làm sao?

Với cách đo nhiệt độ cho bé mà phát hiện ra bé bị sốt thì phụ huynh hãy thực hiện các cách hạ thân nhiệt cho trẻ nhanh chóng bằng các cách dưới:

3.1 Sử dụng thuốc hạ sốt

Các bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên kèm theo các triệu chứng khó ngủ, biếng ăn, quấy khóc. Trẻ sốt từ 38 độ trở lên có tiền căn bệnh lý tim, phổi và co giật…

Khi dùng thuốc hạ sốt sớm và đúng cách sẽ hạn chế tình trạng nguy cơ co giật ở trẻ khi bị sốt trên 39oC – trường hợp phải chống co giật và hạ sốt khẩn trương.

Nhiệt độ trên 37.3 độ C là bị sốt

Thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em là Ibuprofen hay Paracetamol (Acetaminophen). Thuốc này giúp trẻ dễ chịu hơn và hạ thân nhiệt ở trẻ xuống dưới 1 – 1,5oC.

Dùng thuốc Paracetamol (Acetaminophen) cách nhau 4 – 6 giờ khi cần với liều lượng khoảng 10 – 15mg/kg/lần. Trường hợp trẻ vẫn tiếp tục sốt cao hay trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên dùng Ibuprofen thay thế hoặc kết hợp với Paracetamol (Acetaminophen), liều lượng 5 – 10mg/kg uống mỗi 6 – 8 giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Việc kết hợp dùng cả 2 loại thuốc Paracetamol (Acetaminophen) và Ibuprofen sẽ ít an toàn hơn dùng so với việc dùng một loại thuốc đơn thuần.
  • Chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi thực sự cần thiết, nên ngưng khi sốt với các triệu chứng không còn.
  • Chống chỉ định dùng Aspirin cho trẻ bởi chúng có thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về tình trạng sốt kèm tiêu chảy do nguyên nhân nào?

3.2. Đắp mát cho trẻ

Trường hợp đo nhiệt độ sốt của trẻ lên tới 40 độ C kèm theo co giật mà không đáp ứng thuốc hạ nhiệt. Phụ huynh hãy dùng khăn nhúng nước ấm 40-45 độ C, vắt kiệt nước rồi đắp lên trán và lau vùng nách, bẹn trẻ trẻ.

Cách này giúp cho trẻ thấy mát hơn bởi nước sẽ được bốc hơi qua da. Bên cạnh việc đắp mát thì hãy kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được thuốc.

Lưu ý:

  • Tránh đắp mát cho trẻ bằng rượu bởi hơi rượu có thể hấp thu qua da và phổi gây tác động xấu tới sức khỏe của trẻ.
  • Không dùng chanh để thoa lên da trẻ làm mát bởi nó có thể gây tổn thương da.
  • Không lau người bằng nước đá vì sẽ làm lỗ chân lông không được mở ra, nhiệt độ không thoát ra mà càng giữ lại trong cơ thể .

3.3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

  • Trẻ em bị sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Do vậy, để giảm nguy cơ này thì cha mẹ hãy khuyến khích trẻ uống đủ nước, sữa.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nên chia nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày. Tăng cường các loại trái cây, rau củ bổ sung đủ vitamin tốt cho cơ thể.
  • Trường hợp bé bị sốt, phụ huynh nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ quá ấm.
  • Sốt có thể khiến cho bé mệt mỏi, khó chịu. Bởi vậy khi bị sốt thì phụ huynh hãy khuyến khích trẻ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bé đi học lại và tham gia hoạt động sau 24 giờ thân nhiệt sẽ trở về bình thường.
  • Sau 2 ngày mà trẻ không hạ sốt hoặc có dấu hiệu bệnh trầm trọng hơn thì nên đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây tổng hợp cách đo nhiệt độ sốt cho trẻ để biết hướng xử lý chính xác. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post
golddredgeno8

Share
Published by
golddredgeno8

Recent Posts

Danh sách các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ 2024

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét học bạ là phương thức tối ưu được nhiều…

2 tuần ago

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất

Danh sách các trường xét học bạ ngành Ngôn ngữ Nhật mới nhất thế nào?…

4 tuần ago

Khối A học Dược được không và có những chuyên ngành nào?

Hiện nay, ngành Dược thu hút đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển Đại…

1 tháng ago

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra…

1 tháng ago

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì và cơ hội việc làm ra sao?

Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ cần điều kiện gì là thắc mắc của…

1 tháng ago

Giải đáp: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Khi bị mắc phải căn bệnh ung thư, cơ thể người bệnh trong quá trình…

1 tháng ago