Nguyên nhân và hướng xử trí đau dạ dày khi mang thai
Mang thai là một quá trình vất vả của người phụ nữ, đặc biệt với những ai bị đau dạ dày khi mang thai. Vậy nguyên nhân và hướng xử trí đau dạ dày khi mang thai thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm lời giải ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Nguyên nhân bà bầu đau dạ dày khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi rất nhiều và hiện tượng đau dạ dày của mẹ bầu là tình trạng không hiếm gặp ở thai phụ.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai xuất phát từ nhiều lý do như:
- Ốm nghén hoặc do suy nghĩ lo lắng, căng thẳng quá mức.
- Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của mẹ bầu giãn nở để tạo sự thoải mái cho thai nhi. Nhưng khi tử cung giãn ra bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, tăng áp lực ổ bụng, khiến ống hậu môn và dạ dày bị kích thích.
- Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn uống tăng đột ngột, ăn nhiều trái cây có vị chua như xoài, mận, mơ,… hay sử dụng chất kích thích, thường xuyên ăn đêm,… cũng dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Đọc thêm: Tìm hiểu thông tin dạ dày có chức năng gì?
Một số dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai
Hầu hết mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai sẽ có các dấu hiệu sau:
- Đau vùng thượng vị: Trường hợp này mẹ bầu sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng trên rốn. Kèm theo đó là cảm giác nóng rát từ rốn đến mũi xương ức, thường đau hơn khi quá đói hoặc quá no.
- Ợ chua, ợ hơi: Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng đau dạ dày. Tình trạng này gây ra do luồng hơi từ lượng thức ăn bị tích trữ lâu ngày trong dạ dày trào ngược lên thực quản và qua khoang miệng. Những trường hợp đau dạ dày nặng, luồng hơi còn mang theo dịch vị acid trong dạ dày.
- Buồn nôn và nôn: Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên khi bị đau dạ dày các mẹ bầu sẽ có kèm các biểu hiện như đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi.
- Chướng bụng: Dạ dày bị viêm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu khiến dạ dày bị ách tắc gây ra tình trạng chậm tiêu, chướng bụng.
- Chán ăn: Mẹ bầu khi bị đau dạ dày thường thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng.
Xem thêm: Tìm hiểu vấn đề bệnh đau dạ dày kiêng ăn gì?
Cách chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn
Để hạn chế tình trạng bị đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cần:
- Tránh tuyệt đối các nhóm thức ăn và đồ uống gây kích thích dạ dày gồm: Rượu bia, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh,…
- Ở giai đoạn thai kỳ nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ và đáp ứng nhu cầu của thai nhi từ từ tăng dần.
- Nên chia nhỏ từ 4 – 5 bữa mỗi ngày để giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
- Khi mang thai nên ăn chín uống sôi tránh nhiễm khuẩn, ăn chậm nhai kỹ và tránh nằm vận động ngay sau khi ăn.
- Tăng cường bổ sung nước, các loại vitamin và chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy có những dấu hiệu sau:
- Tình trạng nôn mửa kéo dài.
- Các cơn đau dạ dày kéo dài và có xu hướng tiến triển nặng hơn cả về mức độ lẫn tần suất.
- Nôn ra máu hoặc bã màu cà phê.
- Đi ngoài phân có lẫn máu.
- Giảm cân nhanh chóng trong một thời gian ngắn.
Trên đây là chia sẻ thông tin xoay quanh chủ đề đau dạ dày khi mang thai mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc có thêm lượng kiến thức hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh.