Tìm hiểu thông tin dạ dày có chức năng gì?
Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể người, có cấu tạo phức tạp. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin dạ dày có chức năng gì, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Dạ dày là gì?
Dạ dày là một cơ quan với nhiều thành phần cơ nằm ở phía bên trái của bụng trên. Đây là nơi tiếp nhận và chứa đựng thức ăn từ thực quản. Khi thức ăn đến cuối thực quản, nó sẽ đi vào dạ dày thông qua một van cơ.
Dạ dày là một phần của hệ tiêu hóa và được kết nối với:
- Thực quản: một cơ quan hình ống kết nối vùng miệng và họng với dạ dày. Nơi chuyển tiếp giữa thực quản và dạ dày được gọi là cơ vòng thực quản dưới, hay cơ vòng tâm vị.
- Ruột non: một cơ quan hình ống có thể dài đến vài mét nối từ dạ dày đến ruột già. Phần đầu tiên của ruột non là tá tràng, nơi đầu tiên của ruột non nhận thức ăn từ dạ dày chuyển xuống.
Hình dạng và vị trí của dạ dày thay đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn. Theo hình chụp Xquang, dạ dày thường sẽ có hình dạng như móc câu, nhìn tổng thể giống chữ J.
Đọc thêm: Dạ dày bên nào trong cơ thể? Các vị trí đau dạ dày thường gặp
Dạ dày có chức năng gì?
Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng bởi nó vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn.
Dạ dày có chức năng là gì? Chức năng chính của dạ dày chính là chứa, phân hủy các loại thực phẩm và đồ uống mà mọi người tiêu thụ hàng ngày trước khi chúng được đẩy đến các cơ quan khác để tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày:
- Khi dạ dày rỗng, thành bên trong sẽ tạo nên những nếp gấp nhỏ. Khi ăn dạ dày lại giãn ra để chứa thức an và những nếp gấp sẽ biến mất. Nhờ những nếp gấp dạ dày có khả năng chứa trung bình 2l – 4l thực phẩm và đồ uống sau các bữa ăn bình thường. Các nếp gấp còn vai trò giữ thức ăn bên trong dạ dày để phân hủy.
- Dạ dày thường giữ thức ăn trong vòng 3 – 5 tiếng rồi sẽ tiếp tục đẩy sang các cơ quan tiêu hóa tiếp theo.
- Dạ dày tiêu hóa thức ăn bằng một hỗn hợp gồm có enzyme và axit được gọi là dịch vị hay dịch dạ dày.
- Sau khi dạ dày thực hiện xong phần việc của mình, hỗn hợp dưỡng chấp (dịch vụ và thức ăn) rời khỏi dạ dày, di chuyển qua cơ thắt môn vị và đi vào tá tràng trước khi vào ruột non.
Xem thêm: Tìm hiểu vấn đề bệnh đau dạ dày kiêng ăn gì?
Cấu tạo các lớp của dạ dày người
Cấu tạo dạ dày người bao gồm các lớp như sau:
- Lớp niêm mạc dạ dày: Đây là lớp màng mỏng bao phủ bên trong của dạ dày. Nó chứa các tế bào chất nhầy với tế bào tạo mô. Chất nhầy sản xuất bởi các tuyến niêm mạc dạ dày có chức năng bảo vệ niêm mạc khỏi sự tác động của axit dạ dày. Ngoài ra niêm mạc còn có các nếp có thể làm phẳng giúp dạ dày giãn to chứa thức ăn và tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn để tiêu hóa tốt hơn.
- Lớp cơ của dạ dày: Lớp này chứa các sợi cơ mịn, được tạo thành từ 3 lớp cơ (Cơ dọc, cơ chéo, cơ vòng) với các hướng đan chéo nhau, giúp dạ dày co bóp, nhào trộn thức ăn một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Lớp màng cơ dạ dày: Đây là một lớp màng mỏng bọc bên ngoài lớp cơ dạ dày, bao gồm các sợi cơ mịn và mạch máu. Lớp mảng này bảo vệ cấu trúc dạ dày và giữ cho các quá trình co bóp và chuyển động diễn ra. Bên cạnh đó lớp màng cơ cũng có vai trò trong việc kiểm soát chất lượng và tốc độ tiếp thụ thức ăn từ dạ dày vào ruột non.
- Lớp ngoại vi dạ dày: Là lớp màng mỏng bao quanh bề ngoài dạ dày, chứa các mạch máu và dây thần kinh.
Trên đây là chia sẻ thông tin về Dạ dày có chức năng gì cùng các thông tin liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ chức năng và vai trò của dạ dày trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!