Những điều mẹ cần biết về dạ dày trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi mới sinh ra có cấu tạo dạ dày chưa hoàn thiện nên rất dễ bị trào ngược hoặc nôn trớ sau bú sữa. Với những người lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy lóng ngóng, vì vậy trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những điều mẹ cần biết về dạ dày trẻ sơ sinh, các mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung tóm tắt
Cấu tạo dạ dày trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, dạ dày trẻ sơ sinh vốn đặt nằm ngang và cao, các lớp cơ co thắt của dạ dày yếu, hoạt động đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều nên rất dễ trớ sau ăn.
Dạ dày trẻ sơ sinh khi mới chào đời kích thước chỉ cỡ hạt đậu. Vì vậy mỗi lần trẻ ăn chỉ được 5 – 7ml sữa. Nhưng theo thời gian kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh tiếp tục phát triển, cụ thể:
- Ngày thứ 3 – 6 sau khi sinh: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh to bằng một quả nho và có thể chứa được khoảng 30 – 60ml sữa/lần ăn.
- Trẻ 1 tháng tuổi: Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh to bằng khoảng quả trứng gà và có thể chứa được từ 80 – 150ml sữa/lần ăn.
- Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Dạ dày trẻ tương đương với một quả bưởi nhỏ và nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành. Dạ dày trẻ lúc này đã có thể chứa được khoảng 200 – 250ml sữa/lần ăn.
Đọc thêm: Tìm hiểu thông tin dạ dày có chức năng gì?
Nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn
Dựa vào kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh, có thể thấy nhu cầu ăn của trẻ ở mỗi thời điểm là khác nhau. Tuy nhiên nhu cầu ăn của trẻ sẽ cao hơn người lớn từ 3 – 5 lần, cụ thể:
- Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, bé sẽ ăn khoảng 8 – 12 lần, nghĩa là cứ khoảng 1 – 3 tiếng thì trẻ ăn 1 lần.
- Đối với trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm, trẻ bú sữa mẹ kèm thêm 2 – 3 bữa ăn dặm trong 1 ngày.
Các mẹ cần nắm rõ về nhu cầu ăn của trẻ theo từng giai đoạn để cho trẻ ăn với lượng phù hợp, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
Xem thêm: Dạ dày bên nào trong cơ thể? Các vị trí đau dạ dày thường gặp
Giải pháp hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh
Để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh phát triển hoàn thiện cần phải có một khoảng thời gian nhất định.
Do vậy, để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, các mẹ có thể áp dụng một số giải pháp như sau:
- Nên tăng cữ ăn cho bé: Việc tăng số lần ăn sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ lượng sữa theo nhu cầu mà dạ dày của trẻ không cần phải chứa quá nhiều ở mỗi cữ bú. Trẻ sẽ tránh được tình trạng bú quá no ở mỗi lần ăn.
- Kiểm tra kích cỡ bình bú và núm vú: Việc làm này giúp trẻ tránh nuốt không khí vào bụng khi bú. Bên cạnh đó nếu núm vú quá lớn, sữa sẽ chảy nhanh khiến trẻ bị sặc.
- Cần chú ý cho trẻ bú ở tư thế thẳng, đầu kê với gối có độ cao vừa phải, sau khi bú không nên cho trẻ ngủ ngay. Các mẹ cần chú ý vỗ ợ hơi sau khi ăn cho trẻ, việc này sẽ giảm đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Nhìn chung, tình trạng trào ngược sẽ kết thúc khi trẻ trưởng thành và hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Do đó, các mẹ nên áp dụng các cách thức nêu trên để hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ về dạ dày trẻ sơ sinh trên đây sẽ hữu ích cho các mẹ biết thêm được dung tích tích dạ dày trẻ, từ đó có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất.