Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm?
Ung thư xương hàm là gì? Phương hướng điều trị ung thư xương hàm ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần biết về ung thư xương hàm qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Ung thư xương hàm là gì?
Ung thư xương hàm là một dạng của ung thư xương ở vùng mặt, được xác định khi trong xương hàm có sự hiện diện của khối u ác tính. Nguyên nhân do khối u bắt đầu trực tiếp hay tại xương hàm hoặc do lây lan từ khối u ác tính ở các vị trí khác.
Ung thư xương hàm bao gồm các loại như sau:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy, chiếm hơn 90% bệnh lý ung thư vùng miệng.
- Ung thư biểu mô nguyên bào men răng.
- Ung thư biểu mô trong xương nguyên phát.
- Ung thư biểu mô do răng xơ cứng.
- Ung thư biểu mô tế bào sáng do răng.
- Ung thư biểu mô tế bào bóng ma do răng.
- Carcinosarcoma do răng.
- Sarcoma do răng.
Đọc thêm: Bệnh ung thư máu thể M2 là gì? Tiên lượng sống của bệnh ra sao?
Các dấu hiệu nhận biết ung thư xương hàm
Người mắc ung thư xương hàm thường xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Cảm giác đau đớn
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ không thấy cảm giác đau ở hàm trong thời gian dài mắc bệnh tuy nhiên dấu hiệu điển hình này xuất hiện phổ biến ở các giai đoạn sau. Khối u càng phát triển thì cơn đau sẽ ngày càng mạnh mẽ, liên tục và kéo dài hơn.
Nếu khối u chèn đến dây thần kinh, cơn đau có thể lan rộng ra cả mặt và cổ. Tùy vào vị trí của khối u bên trong hàm mà người bệnh có thể cảm thấy đau khi nhai. Khi chạm vào khu vực bị ảnh hưởng bởi khối u bạn cũng sẽ cảm thấy phần thịt khu vực đó mềm hơn các vị trí khác.
- Gây sưng tấy
Bất kể kích thước khối u như thế nào lớn hay nhỏ, khối u đều có khả năng gây sưng:
– Nếu khối u phát triển bên ngoài xương hàm sẽ gây sưng mặt.
– Nếu khối u phát triển trong xương hàm sẽ bị sưng khu vực miệng.
- Làm răng bị lung lay
Nếu bỗng nhiên thấy nhiều răng bị gãy hoặc rụng đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn thì đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư xương hàm. Nó là kết quả của việc khối u ảnh hưởng đến phần xương ở xung quanh nướu răng, khiến xương mềm rồi bị tiêu hủy và răng bị lung lay.
Bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng trên thì tùy vào loại khối u ở từng trường hợp cụ thể mà mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau.
Xem thêm: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?
Phương hướng điều trị ung thư xương hàm
Tùy vào tình trạng khối u ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp đang được áp dụng để điều trị ung thư xương hàm:
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Phương pháp loại bỏ khối u thường được áp dụng với trường hợp các khối u ác tính chưa lây lan ra khu vực khác. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn khối u ác tính tại một vị trí cụ thể để ngăn chặn nguy cơ di căn của nó.
Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm
Phương pháp cắt bỏ xương hàm được tiến hành khi khối u đã xâm lấn vào xương. Xương hàm sẽ bị loại bỏ một phần hay toàn bộ được căn cứ vào vị trí của khối u.
Sau khi phẫu thuật, vùng trống trong xương sẽ được tái tạo lại để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của xương hàm. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng tế bào xương ở bộ phận khác của cơ thể như chân, hông, cẳng tay, lưng,… hoặc dùng vật liệu nhân tạo để thực hiện tái tạo xương hàm cho bệnh nhân.
Xạ trị
Xạ trị được sử dụng trong trường hợp điều trị bổ sung nếu không thể loại bỏ hoàn toàn khối u hay tế bào ung thư phát triển mạnh ảnh hưởng đến mạch máu và hệ thống thần kinh. Quá trình này sẽ sử dụng tia phóng xạ nhắm trực tiếp vào tế bào ung thư để ngăn ngừa nguy cơ lây lan và làm giảm khối lượng của tế bào ung thư.
Hóa trị liệu
Thông thường, hóa trị liệu không dùng cho bệnh ung thư xương hàm. Nhưng nếu cần thiết các bác sĩ có thể cân nhắc và kết hợp xạ trị với hóa trị liệu để tiêu diet hoàn toàn tế bào ung thư.
Bệnh nhân tiếp nhận hóa trị liệu ung thư xương hàm có khả năng phải trải qua trình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch do ảnh hưởng đến tủy xương. Vì thế họ sẽ được cách ly để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đồng thời điều trị các rủi ro có nguy cơ.
Trên đây là chia sẻ giải đáp thông tin Ung thư xương hàm là gì cùng phương hướng điều trị bệnh mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này. Ngay khi nhận thấy những bất thường trong khoang miệng các bạn cần đến bệnh viện thăm khám và tìm ra nguyên nhân để khác phục sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!