Sốt 1 Ngày Rồi Khỏi Không Rõ Nguyên Nhân Có Cần Đi Khám?
Thay đổi thời tiết như lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại virus. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra hội chứng sốt. Nếu bạn đang thắc mắc sốt 1 ngày rồi khỏi không rõ nguyên nhân có cần đi khám không thì hãy theo dõi bài viết dưới đây và cũng chúng tôi tìm hiểu.
Nội dung tóm tắt
Sốt 1 ngày rồi khỏi là sốt gì?
Sốt 1 ngày rồi khỏi có thể là sốt siêu vi – còn gọi là sốt virut. Đây là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại vi rút hay siêu vi trùng. Hàng loạt các bệnh nhiễm trùng vi rút đều có thể gây sốt. Trong đó có một số bệnh gây sốt nhẹ; một số bệnh khác như sốt xuất huyết có thể gây sốt cao.
Có nhiều chủng loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi; phổ biến hàng đầu có thể kể đến như Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus,… Phần lớn mất khoảng 4-5 ngày để hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sốt siêu vi nghiêm trọng cần đến sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Đọc thêm: sốt 38 độ
Các triệu chứng của sốt siêu vi
Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều có các triệu chứng giống một cơn cảm lạnh thông thường.
Bên cạnh sốt sẽ đi kèm các triệu chứng khác như:
- Sốt cao đau đầu: Đây là triệu chứng sốt siêu vi thường gặp. Người bệnh bị nhức đầu dữ dội, có cảm giác chao đảo do sốt làm tuần hoàn máu mạnh hơn và các mạch máu căng ra.
- Đau nhức cơ bắp: Cảm giác đau nhức, yếu cơ bắp toàn thân thường xuyên xuất hiện. Người bệnh bị sốt cao nhức mỏi toàn thân.
- Đau nhức mắt: Mắt lờ đờ, chảy nước mắt hoặc dử mắt, có cảm giác nóng rát.
- Mệt mỏi: Phản ứng của hệ miễn dịch chống lại virus xâm nhập gây ra hàng loạt các triệu chứng viêm đau như trên. Hệ quả kéo theo là người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi thường trực, dễ li bì.
- Nghẹt mũi, khó thở: Khi các phản ứng viêm sưng tăng quá mức, đường hô hấp có thể bị tắc nghẽn. Người bệnh còn có thể bị ho, hắt hơi hay đau họng.
- Phát ban đỏ trên da: Triệu chứng này thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày sốt, trên da nổi những chấm ban đỏ li ti, ngứa ngáy. Nhiều người dễ nhầm lẫn triệu chứng này của sốt siêu vi thành sốt xuất huyết.
- Viêm hạch bạch huyết: Do bội nhiễm đường hô hấp, các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
Sốt siêu vi lây qua đường nào?
- Hít thở: Nếu một người bị nhiễm virus có ho/ hắt hơi ở gần bạn, bạn có thể hít phải những giọt bắn có chứa virus từ họ. Trường hợp này thường xảy ra đối với lây cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
- Nuốt phải: Đồ ăn, thức uống cũng có thể bị nhiễm virus như virus norovirus và enterovirus. Nếu dùng phải những thực phẩm như vậy bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Bị cắn/ đốt: Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng virus nếu bị côn trùng và các động vật khác mang virus cắn/ đốt. Ví dụ cho trường hợp này là bệnh dại hoặc sốt xuất huyết.
- Truyền máu: Nếu người hiến máu bị nhiễm virus như viêm gan B hay HIV thì có nguy cơ cao lây bệnh cho người nhận máu.
Cách điều trị sốt siêu vi
Điều trị bệnh sốt siêu vi dựa vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Dùng thuốc không kê đơn: Thuốc hạ sốt Ibuprofen và acetaminophen là những thuốc không kê đơn người sốt siêu vi có thể sử dụng. Aspirin cũng có thể giúp bạn hạ sốt nhưng không được dùng cho người dưới 18 tuổi. Lưu ý, đối với các trường hợp sốt xuất huyết, chỉ được sử dụng acetaminophen để hạ sốt.
- Tắm nước ấm: Giúp làm dịu cơ thể đang sốt.
- Uống nhiều nước: Bổ sung thêm lượng nước hằng ngày hoặc các chất điện giải vừa giúp hạ thân nhiệt vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
- Chú ý vệ sinh: Hãy đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn các thức ăn dễ tiêu và nhiều vitamin, giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. Bên cạnh đó, đừng quên mang khẩu trang để tránh lây nhiễm.
Xem thêm: sốt huyết não là gì
Sốt siêu vi có thể tự khỏi, thậm chí đôi khi chỉ sốt 1 ngày rồi khỏi. Nếu bạn cảm thấy thân nhiệt lên cao bất thường, hãy hạ sốt trước, cố gắng nghỉ ngời nhiều cũng như uống đủ nước. Khi có những dấu hiệu bất thường khác hoặc đã điều trị tại nhà vẫn không thuyên giảm, nên nhành chóng đến bệnh viện kiểm tra để tránh các biến chứng.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc sốt 1 ngày rồi khỏi có cần đi khám bác sĩ hay không. Mong rằng bài viết hữu ích với quý bạn đọc.