Sốt 38 độ đã phải dùng hạ sốt chưa?
Sốt thực chất là một dạng cơ thể tự khởi động hệ miễn dịch nhằm chống lại sự nhiễm khuẩn của virus. Nhiều cha mẹ thấy con sốt nghĩ rằng con bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu xem khi sốt 38 độ đã phải dùng hạ sốt chưa?.
Nội dung tóm tắt
Sốt là biểu hiện gì?
Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn lúc bình thường (37 ᴏC), tức từ 37,5ᴏC trở lên khi đo ở nách, miệng hay từ 38đ nếu đo ở hậu môn. Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ sốt 38 độ hoặc dưới 38 độ 3 thì thường không gây nguy hiểm.
Những cơn sốt bình thường giao động từ 37 – 38,5 độ thường không gây nguy hiểm. Sốt là một đáp ứng bình thường của cơ thể với một số tình trạng nhất là nhiễm khuẩn như nhiễm virus, cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, viêm dạ dày-ruột, bạch hầu, có thể nguyên nhân khác như bị ung thư, dị ứng, rối loạn nội tiết.
Xem thêm: Trẻ sốt 42 độ có nguy hiểm không?
Thay vì sử dụng thuốc, khi sốt 38 độ cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách cởi bớt quần áo, đắp khăn mát lên trán và cho trẻ uống nhiều nước, bù dịch. Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc giảm sốt nếu chỉ là những cơn sốt nhẹ. Tuy nhiên với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì khi sốt ở nhiệt độ từ 38 độ nên gọi cho bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám kịp thời. Vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên có dấu hiệu bất thường về sốt là hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Đa số các bệnh nhiễm trùng đều có thể gây sốt và làm cho trẻ sốt cao 40 độ hoặc sốt cao hơn. Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ đó là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh hoặc các bệnh cúm, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm phế quản, viêm phổi và bệnh lao, viêm họng, tăng bạch cầu đơn nhân.
- Trẻ bị mắc các rối loạn tự miễn dịch hoặc viêm nhiễm cũng có thể gây sốt trên 38 độ
- Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương), nhiễm trùng da hoặc viêm mô tế bào
- Viêm ruột thừa, viêm màng não
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Cúm dạ dày hay viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn
- Trẻ em có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủng ngừa.
- Mọc răng cũng có thể khiến trẻ bị sốt nhưng không quá 38 độ
- Bệnh ung thư có thể là sốt như bệnh Hodgkin, u lympho không Hodgkin và bệnh bạch cầu.
- Những cơn sốt không rõ nguyên nhân được gọi là sốt không rõ nguyên nhân
Sốt có những ưu điểm và nhược điểm, giúp chống lại nhiễm khuẩn nhưng nó cũng có thể gây khó chịu cho trẻ. Mức độ của sốt cao còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi trẻ, cần chú ý hành vi và biểu hiện của trẻ.
Tham khảo thêm: Sốt không rõ nguyên nhân là gì?
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt
Điều trị sốt được khuyến cáo nếu trẻ có vấn đề bệnh lý như bệnh tim, phổi, não, thần kinh. Điều trị sốt có thể hữu ích nếu trẻ khó chịu, không cần điều trị nếu trẻ ở tình trạng sốt dưới 38 độ C.
- Thuốc hạ sốt bắt đầu có tác dụng trong 1-3h nên chưa hạ sốt sau 1 liều dùng thì không được dùng sang liều khác ngay mà đợi đủ thời gian khuyến cáo mới được dùng.
- Không dùng muỗng cá nhân để đong thuốc mà nên dùng muỗng đã được định liều để cho trẻ dùng thuốc
- Nếu trẻ nôn ngay lập tức sau dùng liều thuốc có thể dùng bù liều khác.
- Tránh dùng các chế phẩm phối hợp và thuốc trị ho và cảm lạnh sẽ làm tăng nguy cơ quá liều và gây ra tác dụng có hại
- Thuốc hạ sốt sẽ không đưa nhiệt độ cơ thể về bình thường vì cần có thời gian để hạ nhiệt
- Khi trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đúng liều lượng như khuyến nghị).
- Nhanh chóng hạ nhiệt bằng cách cho trẻ tắm nước ấm hoặc lau mát cho trẻ. Không tắm nước lạnh chườm đá hoặc cồn vì sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn do làm tăng nhiệt độ cơ thể
- Bù nước cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả
- Nếu trẻ quấy khóc hoặc khó chịu thì bố mẹ có thể sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen dựa trên khuyến nghị về độ tuổi hoặc cân nặng của gói thuốc. Nếu không biết liều lượng khuyến cáo, cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể
Bài viết đã giải đáp cho bạn những thông tin khi con sốt 38 độ đã phải dùng thuốc hạ sốt chưa và lưu ý chăm sóc trẻ khi bị sốt. Nếu có vấn đề gì về sức khỏe, bạn cần lưu ý đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.