Xạ trị ung thư là gì? Liệu pháp xạ trị gây nên những tác dụng phụ nào?
Xạ trị ung thư là gì? Liệu pháp xạ trị gây nên những tác dụng phụ nào? Đây là những câu hỏi phổ biến của rất nhiều người, đặc biệt là những người bệnh ung thư. Để giải đáp những thắc mắc đó hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Xạ trị ung thư là gì?
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dưới sự tác động của bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao vào vị trí của các tế bào K (tế bào ung thư). Nó phá vỡ tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới và tiêu diệt các tế bào ung thư cũ.
Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc áp dụng song song cùng các biện pháp khác như hóa trị, phẫu thuật hay dùng thuốc nhằm tối ưu hiệu quả điều trị.
Có hai loại xạ trị chính là xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị bên trong. Để lựa chọn phương pháp xạ trị cần dựa trên nhiều yếu tố như: loại ung thư, kích thước của khối u, vị trí khối u trong cơ thể, khoảng cách của khối u với những cơ quan lành lân cận, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh án của bệnh nhân…
Trong nhiều trường hợp, phương pháp xạ trị ung thư có thể chữa khỏi bệnh ung thư nếu phát hiện sớm và tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Đọc thêm: Trong quá trình điều trị người bệnh ung thư ăn kiêng gì?
Liệu pháp xạ trị ung thư gây nên những tác dụng phụ nào?
Cũng như các biện pháp điều trị khác, xạ trị ung thư cũng gây ra các tác dụng không mong muốn, cụ thể:
Mệt mỏi
Nguyên nhân vì xạ trị ngoài việc tiêu diệt các tế bào ung thư nó còn tác động đến những tế bào khỏe mạnh. Do vậy khi bắt đầu xạ trị, sau mệt khoảng thời gian người bệnh ung thư có cảm giác mệt mỏi. Liệu trình càng kéo dài người bệnh càng mệt mỏi, lúc này người bệnh cần được hỗ trợ và động viên kịp thời, nghỉ ngơi đầy đủ, được đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
Rụng tóc
Tia xạ có thể ảnh hưởng đến các tế bào sừng như tóc và móng, đặc biệt chân tóc khi xạ trị sẽ trở nên xơ yếu, dễ gãy rụng.
Đối với da
Người bệnh ung thư xạ trị trên 3 tuần sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như phát ban, ngứa, khô, nứt, sẫm màu da,…
Đây là những ảnh hưởng của tia X tới các tế bào da. Để cải thiện tình trạng này người bệnh cần dùng viatamin E hoặc dầu lô hội. Đồng thời không nên dùng nước hoa, thuốc bôi ngoài da có thành phần cồn, bột phấn,… Nên ưu tiên mặc trang phục rộng rãi, chất liệu mềm mại tránh cọ sát lên da.
Xem thêm: Người bệnh ung thư nên ăn gì để chống lại tế bào ung thư?
Đối với hệ tiêu hóa
Nếu người bệnh xạ trị khối u vùng bụng và vùng ngực có thể dẫn đến phù nề, viêm thực quản, dạ dày, ruột. Các biểu hiện thường thấy như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, tuy nhiên nếu không đỡ có thể cần truyền dịch tĩnh mạch nhằm tránh mất nước.
Đối với vùng miệng và họng
Xạ trị có khả năng làm tổn thương tế bào niêm mạc khu vực vùng miệng, họng, nhú vị giác và các tuyến nước bột bên trong gây cho người bệnh các phản ứng khô miệng và mất vị giác.
Thông thường sau ngừng xạ trị trên 4 tuần, tình trạng viêm niêm mạc, mất vị giác sẽ được cải thiện, tình trạng khô miệng sẽ chậm hơn.
Đối với phổi
Bệnh nhân xạ trị vùng ngực phổi sẽ bị ảnh hưởng. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bị giảm surfactant (một loại chất giúp mở đường dẫn khí thông thoáng), khiến cho phổi mất khả năng nở ra hết mức dẫn tới ho hoặc thở ngắn.
Tác dụng phụ với não
Tia xạ còn có thể làm thay đổi chức năng não, gây giảm khả năng nhận thức, mất trí nhớ, thích ứng kém với thời tiết lạnh và giảm ham muốn tình dục.
Đối với cơ quan sinh dục
- Nữ giới: Khi cả 2 buồng trứng đều bị tia xạ chiếu vào thì bệnh nhân có thể bị mãn kinh sớm và mất chức năng sinh sản vĩnh viễn.
- Nam giới: Tinh hoàn tiếp xúc với phóng xạ sẽ có thể vĩnh viễn bị mất đi chức năng sản xuất tinh trùng.
Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc về Xạ trị ung thư là gì? Liệu pháp xạ trị gây nên những tác dụng phụ nào mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp xạ trị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!