Trẻ em mấy tháng mọc răng và những dấu hiệu nhận biết
Trẻ em mấy tháng mọc răng? Đây là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi có con nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng.
Nội dung tóm tắt
1. Trẻ em mấy tháng mọc răng?
Mọc răng sự đánh dấu bước phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm. Thông thường, khi được 6 tháng bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và đến lúc 3 tuổi bé sẽ có hàm răng hoàn thiện với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ mọc răng sớm hơn khi mới được 4 tháng hoặc cũng có bé phải đến 9 – 10 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng. Điều này hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân bé mọc răng muộn có thể là do thiếu canxi, do đó phụ huynh cần chú ý cung cấp đầy đủ canxi cho bé.
Bên cạnh đó, bắt đầu từ 7 – 8 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Cụ thể, răng của trẻ em sẽ mọc theo trình tự như sau:
– Răng cửa thứ nhất hàm dưới mọc lúc 6 tháng rưỡi.
– Răng cửa thứ nhất hàm trên mọc lúc 7 tháng rưỡi.
– Răng cửa thứ hai hàm dưới mọc lúc 7 tháng.
– Răng cửa thứ hai hàm trên mọc lúc 8 tháng.
– Răng hàm thứ nhất hàm dưới và hàm trên mọc khi bé được 12 – 16 tháng.
– Răng nanh hàm dưới và hàm trên mọc trong giai đoạn từ 16 – 20 tháng.
– Răng hàm thứ hai hàm dưới và hàm trên mọc khi bé được 20 – 30 tháng.
Trẻ em mấy tháng mọc răng và những dấu hiệu nhận biết
➤ Xem thêm: Thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược xét học bạ THPT năm 2020.
2. Những dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?
Để biết được trẻ em mấy tháng mọc răng thì cha mẹ cần chú ý những biểu hiện của trẻ dưới đây.
Chảy nhiều nước dãi
Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng của trẻ chảy ra nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ mọc răng. Do khoang miệng của bé còn khá nông và chức năng nuốt nước bọt chưa phát triển hoàn thiện nên nước dãi sẽ chảy ra ngoài nhiều. Khi trẻ lớn hơn, các răng mọc đầy đủ thì tình trạng này sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, hiện tượng chảy nước dãi khá phổ biến đối với các bé từ 10 tuần đến 4 tháng tuổi. Vì vậy, cha mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.
Thường xuyên quấy khóc
Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, hay ít ngủ. Cha mẹ nên chú ý những biểu hiện bứt rứt khó chịu trong người của trẻ để nhận biết được thời điểm bé mọc răng
Sốt nhẹ
Khi bé mọc răng, hệ miễn dịch của bé sẽ thay đổi nên các tác nhân gây sốt dễ xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Do đó, trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu bé sốt cao và kéo dài thì cha mẹ nên đưa bé đi khám.
Thường xuyên nhai cắn
Khi mầm răng bắt đầu nhú lên sẽ kích thích lợi khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và muốn gặm cắn mọi thứ xung quanh. Khi đó, phụ huynh nên chuẩn bị cho bé đồ gặm nướu chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh và không làm tổn thương lợi của bé.
Trẻ em mấy tháng mọc răng và những dấu hiệu nhận biết
Bỏ bú
Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức lợi, điều này có thể bú kém hoặc thậm chí bỏ bú. Lúc này, mẹ nên kéo dài thời gian giữa các cữ bú để bé có cảm giác thèm ăn. Nếu bé chán ăn kéo dài dẫn đến sụt cân thì cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bị ho
Nước dãi chảy nhiều có thể khiến bé bị nghẹn và gây ho. Nếu trẻ bị ho nhưng không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì đó là dấu hiệu bé sắp mọc răng.
Nổi mẩn ở cằm và xung quanh miệng
Cằm và xung quanh miệng nổi mẩn là dấu hiệu trẻ mọc răng khá rõ. Do nước dãi của bé chảy nhiều nên vùng da xung quanh miệng bị khô và có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Khi cha mẹ thấy bé bị nổi mẩn hãy kiểm tra lợi xem có phải bé có mọc răng hay không để biết cách chăm sóc phù hợp.
3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, phụ huynh cần chú ý chăm sóc răng miệng của bé cẩn thận để bé có hàm răng khỏe mạnh.
– Cha mẹ hãy tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn, ví dụ như chia nhỏ các bữa, không ép trẻ ăn, chế biến đồ ăn nhừ hoặc nấu cháo… Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý bổ sung vào thực đơn một số loại thực phẩm chứa vitamin như nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.
– Nếu không muốn trẻ cắn vào các đồ vật mất vệ sinh thì bạn có thể dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải ẩm lạnh để làm tê nướu, giúp trẻ bớt đau.
– Khi bắt đầu mọc răng là lúc nướu của trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn, vì vậy, phụ huynh cần sử dụng khăn ướt và sạch để vệ sinh nướu. Và khi răng mọc xong, bạn nên dùng bàn chải dành riêng cho em bé để vệ sinh răng.
– Trong quá trình mọc răng, nếu trẻ bị sốt nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà, nhưng nếu trẻ sốt cao thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Tổng hợp