Tìm hiểu viêm amidan người lớn có nguy hiểm không?
Đa số viêm amidan thường gặp ở lứa tuổi từ 5 – 20 tuổi, vậy viêm amidan người lớn có nguy hiểm. Cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Viêm amidan là gì?
Amidan được xác định nằm sau thành họng, nối liền với đường ăn và đường thở nên rất dễ bị tấn công bởi tác nhân có hại, amidan có thể bị tổn thương và nhiễm trùng. Amidan là tên gọi của một hệ thống tổ chức lympho, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi bị viêm amidan cấp tính sẽ xuất hiện tình trạng sung huyết và xuất tiết. Khi bị viêm nhiễm quá mức dẫn đến tình trạng, đau rát cổ họng. Đa số tình trạng này xuất hiện ở lứa tuổi 5 – 20 tuổi. Nếu không can thiệp chữa bệnh sớm, nặng hơn bị viêm amidan bã đậu, amidan mãn tính …
Xem thêm: viêm amidan hốc mủ để phòng tránh
2. Viêm amidan có thể xảy ra ở người lớn không?
Amidan đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cơ thể. Đến sau giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống miễn dịch tại các cơ quan khác đã hoàn chỉnh, các tổ chức amidan sẽ teo dần và thoái hóa.
Mặc dù vậy, nếu người bệnh chủ quan với tình trạng viêm amidan cấp tính mà không can thiệp và xử lý sớm rất dễ dẫn đến tình trạng tái đi tái lại cho đến khi giai đoạn trưởng thành. Do tác động của môi trường, cách chăm sóc vệ sinh răng miệng không hợp lý, tình trạng viêm amidan rất dễ tái phát viêm amidan
Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng cơ thể, amidan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) hoặc không (viêm xơ teo).
3. Nguyên nhân viêm amidan ở người lớn
Do vị trí cấu trúc vách ngăn, nhiều rãnh hốc của amidan nên vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và lây lan như liên cầu tan huyết β nhóm A, S.pneu hemophillus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí; virus như cúm, sởi, ho gà…
Do môi trường sống: Môi trường môi nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột bởi mưa gió, nhiệt độ … tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Click ngay: viêm amidan uống gì để tham khảo
Do các bệnh liên quan đến tai mũi họng: Tai, mũi, họng là 3 cơ quan liên quan mật thiết với nhau, khi một cơ quan bị mắc bệnh thì các cơ quan còn lại bị ảnh hưởng và dễ bị vi khuẩn virus gây bệnh xâm nhập.
Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia hay các chất kích thích cũng dễ bị viêm amidan tái phát.
Người có thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến viêm lợi, sâu răng, viêm xoang … cũng dẫn đến tình trạng sưng, viêm amidan kéo dài.
4. Triệu chứng viêm amidan ở người lớn
Viêm amidan ở người lớn khiến cơ thể có tình trạng đau mỏi, ốm sốt 39 – 40 độ. Đi kèm đó là tình trạng đau cổ, ho, rát họng, khó ăn, chán ăn.
Tình trạng ho, khàn tiếng, vướng víu khi nuốt thức ăn, khò khè khi thở khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi.
Khi kiểm tra vòm họng thấy 2 bên amidan sưng viêm, tình trạng nặng hơn xuất hiện mủ trắng, rất hôi. Đây là biểu hiện của viêm amidan hốc mủ bã đậu. Viêm amidan quá phát ở người lớn dẫn đến viêm amidan mãn tính nguy hiểm đến sức khỏe cần phải can thiệp phẫu thuật.
5. Bị viêm amidan ở người lớn có nguy hiểm không?
Viêm amidan không quá nguy hiểm nhưng cần phải can thiệp và xử lý kịp thời để tránh gặp tình trạng tái đi tái lại nhiều lần gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ở mức độ nhẹ nên người bệnh cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để khám và sử dụng thuốc thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn để loại bỏ viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi. Lưu ý cần sử dụng đúng liều lượng theo quy định của bac sỹ.
Có thể duy trì phương pháp đông y để điều trị amidan hốc mủ.
Phẫu thuật cắt Amidan nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng amidan hốc mủ mức độ nặng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin tham khảo về viêm amidan người lớn. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh.