Sốt amidan có gây ra triệu chứng nguy hiểm nào không?
Viêm amidan là bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần với triệu chứng sốt amidan khá phổ biến. Vậy sốt amidan có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? Thông tin cập nhật ngay dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Viêm amidan là gì?
Amidan được ví như tấm “áo giáp” bảo vệ đường hô hấp, ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn tấn công vào hệ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, vì đây là lá chắn đầu tiên nên chúng thường dễ tiếp xúc với virus và vi khuẩn gây hại. Điều đó khiến cho amidan yếu đi và dễ bị viêm, sưng.
Amidan là tổ chức lympho phía sau cổ họng, có đặc điểm nhiều khe với hốc nhỏ. Từ đó vô tình tạo thành nơi trú ẩn cho các tác nhân gây bệnh. Đó là lý do mà nhiều người bị viêm amidan tái lại nhiều lần trong năm.
Với trẻ em và người cao tuổi có hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công. Nhóm người này có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.
2. Chức năng của Amidan
Amidan có nhiệm vụ sản xuất kháng thể IgG, tạo ra hàng rào miễn dịch đặc hiệu cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ bước vào tuổi dậy thì sẽ suy giảm khả năng hoạt động của amidan.
Với cơ thể khỏe mạnh, amidan hoạt động như bộ lọc, bảo vệ cơ thể, hệ thống mũi họng khỏi tác nhân gây hại. Trường hợp viêm amidan tái lại nhiều lần sẽ gây ra hội chứng áp xe phúc mạc, ngưng thở khi ngủ…cực kỳ nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Sốt Bao Nhiêu Độ Là Cao? Cách Hạ Sốt Hiệu Quả Là Gì?
3. Triệu chứng viêm amidan
Sốt amidan là một dấu hiệu của tình trạng viêm amidan. Bên cạnh đó, người bệnh còn có những dấu hiệu khác đi kèm:
- Đau cổ họng
- Amidan sưng đỏ
- Phồng rộp và đau rát ở cổ họng
- Đau đầu, đau tai, khó nuốt
- Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng
- Ăn không ngon
- Có hạch ở cổ hoặc hàm
- Sốt và ớn lạnh
- Hôi miệng
- Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở
Tình trạng sốt amidan ở trẻ em thường đi kèm các triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng, nôn mửa
- Bụng khó chịu
- Chảy nước dãi
- Biếng ăn
Cha mẹ nên theo dõi triệu chứng sốt amidan ở trẻ, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa trẻ đi khám để có phương án điều trị phù hợp.
4. Sốt amidan ở trẻ có nguy hiểm không?
Tình trạng sốt amidan ở trẻ em xuất hiện khi amidan sưng to và đỏ, nổi hạch bạch huyết lên khiến cho cơ thể phản ứng lại.
Ở mỗi trẻ sẽ có biểu hiện sốt nặng, nhẹ khác nhau, thậm chí không sốt. Tùy vào mức độ bệnh mà sốt amidan chia thành 2 loại dưới đây:
- Sốt viêm amidan cấp tính: Trẻ phát sốt đột ngột lên tới 38 – 39 độ C, kèm theo dấu hiệu đau đầu, rét run, mệt mỏi, chán ăn, khô miệng….
- Sốt viêm amidan mãn tính: Trẻ chỉ bị sốt nhẹ, thậm chí không sốt. Thay vào đó trẻ thường bị ốm vặt, người ngây ngấy vào buổi chiều, cơ thể gầy yếu, nuốt khó, ho nhiều…
Tình trạng sốt amidan ở trẻ em thường kéo dài từ 1 – 4 ngày. Nếu điều trị dứt điểm thì trẻ sẽ hết sốt sau 3-4 ngày, còn nếu bệnh tái phát nhiều lần dễ gây ra bệnh viêm amidan mãn tính.
>>> Bạn có biết: Trẻ Sốt 3 Ngày Rồi Phát Ban Có Là Bất Thường Không?
5. Xử lý khi trẻ bị sốt viêm amidan
Trẻ bị sốt amidan không quá khó để khắc phục, phụ huynh có thể áp dụng các cách dưới đây để hạ thân nhiệt và giảm triệu chứng đi kèm gồm:
- Chườm khăn lạnh: Lấy khăn sạch nhúng nước, vắt ráo rồi lau trán, nách thường xuyên sẽ giúp hạ sốt;
- Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi sốt cao trên 38.5 độ C, tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc dùng cho trẻ ít tác dụng phụ;
- Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát;
- Chọn đồ mặc cho trẻ chất liệu thấm hút mồ hôi cao, dễ tỏa nhiệt, nằm ở nơi thoáng, thoải mái;
- Bổ sung nước, bồi bổ cơ thể tốt;
- Cho trẻ dung nạp các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin C…;
- Vệ sinh mũi họng.
Tình trạng sốt do viêm amidan khá phổ biến ở trẻ em do những độc tố từ ổ viêm kích thích cơ thể sản sinh chất gây sốt nội sinh. Bệnh có biểu hiện khác nhau và có thể gây ra biến chứng nặng như mất nước, co giật, hôn mê sâu. Cha mẹ cần chú ý để hạ sốt kịp thời.
Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về tình trạng sốt amidan và cách xử lý hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe tốt nhất.