[Góc hỏi đáp] Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây?
Bị bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây sang người khác? Mắc bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất đông các bạn hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nội dung tóm tắt
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra có thể dẫn đến nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây đến bất cứ ai và bùng phát trở thành dịch.
Bệnh thủy đậu có lây không? Câu trả lời là có. Bệnh sẽ lây chủ yếu qua đường hô hấp hay qua các giọt nước bọt bắn ra từ người bị bệnh hoặc có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng nước thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có lây qua đường nào
Bởi vậy, cần phải vệ sinh sạch sẽ giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh để tránh trường hợp bệnh lây sang mọi người xung quanh. Vậy bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây sang người khác?
>>> Tham khảo thêm: Bị bệnh thủy đậu có được tắm không? để có thể nhanh chóng hồi phục nhé!
Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây?
Theo các chuyên gia về sức khỏe hàng đầu trong nước thì căn bệnh thủy đậu này thường lây lan nhiều nhất trong giai đoạn trước khi những mụn nước nổi lên đó là khoảng từ 5 cho tới 7 ngày. Và thời điểm sau khi đã nổi mụn nước thủy đậu sau 3 ngày.
Kể từ sau khoảng thời gian này thì khả năng lây nhiễm bệnh sẽ giảm xuống và sẽ không lây sang người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp kề da với người bị bệnh để không bị lây bệnh. Bệnh thủy đậu tuy là căn bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây
Cụ thể, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết hay viêm não hay có thể dẫn đến viêm phổi cho người bệnh. Vậy chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu như thế nào để nhanh khỏi bệnh.
Cách chăm sóc và điều trị tốt nhất khi bị bệnh thủy đậu
– Sử dụng dung dịch xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ ra
– Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng khi bị thuỷ đậu. Người bệnh cần tránh làm vỡ các nốt phỏng vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo
– Bổ sung lượng Vitamin tổng hợp và men vi sinh giúp trẻ tăng đề kháng
– Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả sẽ tốt cho quá trình hồi phục của bệnh
– Người bệnh nên kiêng ăn đồ tanh, đồ nếp, thịt gà,… có thể khiến vết phỏng mưng mủ.
– Người bệnh nên mặc quần áo vải mềm, tránh cọ sát với vết phỏng gây vỡ. Nên mắc những chiếc áo thấm hút mồ hôi
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Kết hợp tắm với các loại lá sẽ rút ngắn được quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.
– Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như: Khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa,.. tránh trường hợp lây bệnh cho người khác.
Qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: “Bị bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây?” rồi chứ! Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.