Bệnh giảm tiểu cầu là gì? Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

Tiểu cầu có tác dụng giúp đông máu khi cơ thể có vết thương đồng thời ngăn cản sự chảy máu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh giảm tiểu cầu là gì? Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?
Nội dung tóm tắt
1. Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Máu trong cơ thể được cấu tạo bởi 2 thành phần: Huyết tương và tế bào. Tế bào bao gồm: hồng cầu tạo nên màu đỏ của máu, có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng và khí Oxy cho mô, tế bào; bạch cầu màu trắng, có tác dụng chống lại vi khuẩn để bảo vệ cơ thể; và tiểu cầu màu vàng giúp cầm máu, đông máu khi cơ thể có vết thương đồng thời ngăn cản sự chảy máu.
Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Giảm tiểu cầu là thuật ngữ y học để mô tả số lượng tiểu cầu thấp được định nghĩa là số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/mL, không phân biệt tuổi tác. Bệnh giảm tiểu cầu là gì? Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch.
Tiểu cầu rất quan trọng trong việc cầm máu. Nếu bị giảm tiểu cầu đồng nghĩa với việc dễ tăng nguy cơ chảy máu.
2. Bệnh giảm tiểu cầu có những triệu chứng gì?
Bệnh tiểu cầu có những biểu hiện từ nhẹ cho đến nặng, các triệu chứng như:
Chảy máu cam, chảy máu từ nướu răng
Cơ thể dễ bầm tím không rõ nguyên nhân, còn được gọi là ban xuất huyết.
Xuất hiện mụn nước trong miệng
Cơ thể có những đốm màu đỏ hoặc màu tím giống như phát ban, kích thước từ đầu kim cho đến những mảng nhỏ, nhất là phần cẳng chân.
Da nhợt nhạt, ốm yếu
Có xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu.
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, hay nhầm lẫn, đau đầu, yếu ớt.
Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?
➤ Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa phỏng dạ cho trẻ an toàn tại nhà
Trường hợp nặng gặp phải các tình trạng nghiêm trọng hơn như:
Suy thận
Vấn đề về hệ thần kinh
Chảy máu nghiêm trọng
Số lượng tiểu cầu thấp
Số lượng hồng cầu thấp (gây ra bởi sự phá vỡ sớm của các tế bào hồng cầu)
Đột quỵ
3. Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu?
Do thuốc: Cơ thể bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc gây ức chế khả năng tạo tiểu cầu trong máu hoặc tiêu hủy tiểu cầu trong máu.
Do virus: cơ thể bị nhiễm virus, tủy xương có thể tạm thời tạo ra ít tiểu cầu hơn điều này được gọi là ức chế virus. Cơ thể sẽ sản xuất tiểu cầu trở lại bình thường khi virus không còn trong cơ thể.
Giảm tiểu cầu miễn dịch: Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch bị rối loạn và phá hủy tiểu cầu khi cơ thể hoàn toàn không có tình trạng xuất huyết.
Mắc bệnh ác tính: Nếu cơ thể người bệnh mắc phải một số bệnh ung thư, sẽ làm giảm số lượng tiểu cầu, bởi các tế bào ung thư chiếm không gian trong tủy xương ngăn chặn việc sản xuất tiểu cầu mới.
Thiếu máu bất sản: Thiếu máu bất sản là tình trạng tủy xương không thể tạo ra các tế bào máu bình thường có thể dẫn đến giảm tiểu cầu.
Điều trị hóa trị: khi điều trị hóa trị cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu, cũng như làm giảm tiểu cầu trong máu.
Lách to: lách là cơ quan trong hệ thống miễn dịch có lưu trữ tiểu cầu, nếu lách to hơn thì tiểu cầu có thể bị mắc kẹt và giảm tiểu cầu trong máu.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành, các cục máu nhỏ hình thành trong các mạch máu phá hủy tiểu cầu và hồng cầu.
Gen di truyền.
Phụ nữ mang thai.
Bệnh giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
4. Bệnh giảm tiểu cầu có lây không?
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối là bệnh di truyền, do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
5.Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Trường hợp nhẹ, không cần điều trị. Nặng hơn có thể truyền tiểu cầu, sử dụng thuốc, cắt lách hoặc tách huyết tương.
Khi bệnh nhân nghi ngờ bị giảm tiểu cầu trong máu cần liên hệ bác sỹ để được thăm khám kịp thời và có phương án điều trị thích hợp.