Tìm hiểu về bệnh sốt rét và sốt xuất huyết – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Sốt rét và sốt xuất huyết đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Sốt xuất huyết và sốt rét với các triệu chứng ban đầu gần giống nhau. Để tránh bị nhầm lẫn, bạn cần biết cách phân biệt hai bệnh này.
Nội dung tóm tắt
Sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau như thế nào?
Bệnh sốt rét là gì?
Bệnh sốt rétlà một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.
>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu tắm lá gì?
Mọi người đều có thể nhiễm bệnh sốt rét. Khả năng miễn dịch với sốt rét không đầy đủ và ngắn do vậy có thể bị tái nhiễm ngay. Không có miễn dịch chéo nên một người có thể nhiễm đồng thời hai ba loại ký sinh trùng sốt rét.
Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét thường có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kỳ nhanh chóng và gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đối với hầu hết các ca bệnh nặng phải có chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%.
Bệnh sốt rét ở trẻ em gây mất máu và gây tổn thương não trực tiếp do sốt rét thể não. Những trẻ sống sót do sốt rét thể não có nguy cơ bị suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi và động kinh.
Triệu chứng bệnh sốt rét
Sốt rét thường biểu hiện các triệu chứng như:
- Sốt và ớn lạnh
- Nhức đầu
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau cơ và mệt mỏi
Những thay đổi của cơ thể khi nhiễm sốt rét bao gồm:
- Trong thời gian sốt rét, các tế bào hồng cầu chết nhanh chóng. Lúc này, lá lách không thể sản xuất đủ hồng cầu cho cơ thể, do đó dẫn đến suy nội tạng.
- Do những thay đổi trong lá lách nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở bụng bên trái, luôn trong trạng thái no và dễ bị mệt mỏi.
- Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể lên tới 40oC.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
>> Tìm hiểu thêm: Vitamin B12 có trong thực phẩm nào
Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết cũng gây ra các triệu chứng tương tự sốt rét như sốt cao, mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, chúng cũng có các triệu chứng khác:
- Đau ở sau mắt
- Viêm các tuyến trong cơ thể
- Phát ban
- Chảy máu chân răng
- Chảy máu cam hoặc bầm tím khắp cơ thể
Sốt xuất huyết làm giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân là do virus sốt xuất huyết làm hỏng tủy xương của người bệnh (tủy xương là trung tâm sản xuất tiểu cầu chính).
Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết điển hình là đau đầu dữ dội đi kèm với cơn đau nhói ở khắp cơ thể.
Cách phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết
- Cách phòng bệnh chủ yếu cho cả bệnh sốt rét và sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt.
- Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh là điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển, do đó mỗi người cần có ý thức vệ sinh sạch sẽ môi trường nơi mình sinh sống.
- Khi ngủ nên mắc màn để không bị muỗi đốt, dùng bình xịt côn trùng để loại bỏ muỗi.
- Mặc các loại trang phục có màu sáng và che kín da thay vì quần áo tối màu, tránh tạo sự thu hút cho muỗi.
- Nếu phát hiện những biểu hiện của bệnh, cần đến bệnh viện thăm khám để được chữa trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây phần nào đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường hay giống với những dấu hiệu bệnh ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị nhé.