Sốt 39 độ có cao không? Có nguy hiểm không?
Sốt ở người lớn đôi khi không được chú ý và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, những trường hợp sốt cao có thể tiềm ẩn nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng. Sốt 39 độ ở người lớn có cao không, có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Sốt 39 độ có cao không?
Khi bị sốt, người bệnh thường có những biểu hiện như run rẩy, nóng lạnh bất thường, da đỏ, rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng và co giật, có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào. Sốt cao là triệu chứng thường gặp, đặc biệt dễ bùng phát thành nhiều bệnh nguy hiểm khi không được khắc phục bệnh đúng cách.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng khi mới có dấu hiệu sốt. Thông thường không cần điều trị khi bị sốt nếu người bệnh không có các triệu chứng nguy hiểm. Khi người bệnh cảm thấy không khỏe và bị ốm, sốt, thì mục đích điều trị nhằm giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu trong người và nên khuyến khích người bị bệnh cần nghỉ ngời nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Sốt 37,5 độ kéo dài ở người lớn
Sốt cao đó có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do viruss hoặc người bệnh bị nhiễm khuẩn. ngoài ra sốt có thể do bị dị ứng với thuốc. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của con người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy,… hoặc do thời tiết thay đổi bất thường cũng khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi sức đề kháng trong cơ thể kém và dẫn đến tình trạng sốt.
Các triệu chứng thường gặp ở người lớn khi bị sốt
Nhiệt độ cơ thể người bệnh sẽ thường từ 38 đến 39 độ C nhiều khi có thể lên đến 40 hoặc 41 độ C rất nguy hiểm, người bệnh có thể có các triệu chứng như: đau đầu, đau người, cảm thấy buồn nôn, nôn, viêm họng, hắt hơi, sổ mũi,… lên cơn co giật và hôn mê nếu không được chăm sóc, giảm nhiệt độ kịp thời.
Đặc biệt là sốt cao trên 39 độ C kéo dài mà không chữa trị thì có thể gây ra những biến chứng về thần kinh, não bộ, về hô hấp, về tim mạch, rối loạn đông máu nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách xử trí điều trị khi bị sốt 39 độ C ở người lớn
Sốt nhẹ hoặc hơi cao thì có thể tự khắc phục tại nhà, trước khi đến các cơ sở y tế. Người bệnh nên.
Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể
Khi vẫn còn sốt cao, hãy uống nhiều nước. Mất nước khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, bị chuột rút, tụt huyết áp và thậm chí co giật. Tránh uống rượu, trà hoặc cà phê vì những thức uống này có thể khiến cơ thể mất nhiều nước hơn..
Uống thuốc hạ sốt
Nên uống Nurofen, Panadol để hạ sốt với điều kiện bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong số đó. Nên uống đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của các bác sĩ hoặc dược sĩ.
Xem thêm: Sốt rét nên làm gì?
Mặc quần áo mỏng
Mặc quần áo mỏng, thoáng mát và ở trong phòng không nên đóng kín cửa. Bạn cũng không đắp chăn quá dày, tránh giữ giữ nhiệt quá mức có thể khiến cơn sốt kéo dài hơn.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể bạn lấy lại nhiệt độ cơ thể nhanh hơn bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tránh tắm vòi sen: Điều này có thể làm co mạch máu, giữ nhiệt cơ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, sốt chỉ là cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Nhưng hãy chú ý theo dõi các triệu chứng liên quan, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nên đi thăm khám nếu các triệu chứng của bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.