Những mẹo để trẻ tự giác học mỗi ngày
Trẻ em là những đối tượng có tư duy tự giác và có tính tự lập rất cao nếu như có cách giáo dục đúng cách. Để trẻ có tính tự giác nhất là trong công việc học tập hàng ngày thì các ông bố bà mẹ phải có cách uốn nắn từ nhỏ để hình thành nên những thói quen từ khi còn nhỏ.
Nội dung tóm tắt
Tạo cho trẻ tự soạn bài
Tất cả mọi đứa trẻ đều có những tính cách không giống nhau nhưng xét về hình thể thì họ vẫn là những đứa trẻ. Có nhiều cách để uốn nắn con từ nhỏ để chúng có được nề nếp học tập cẩn thận. Bố mẹ nên thống nhất với con từ những ngày đầu tiên đi học về những việc cần phải làm. Ví như như trò chuyện vui đề dò ý về công việc soạn bài về nhà, làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.
Lúc đầu khi đưa ra những quy định có thể sẽ làm bé thấy khó chịu, và đặc biệt là mọi đứa trẻ đều ghét việc bố mẹ cứ nói đi nói lại một bài ca. Nên bố mẹ cần phải quan sát con của mình trong quá trình học, nếu thấy bé chán nản thì phải có những biện pháp trò chuyện, nhắc nhở nhẹ nhàng. Chỉ sau 2 tuần thôi là bé sẽ tự hình thành được thói quen tự soạn sách vở cho mỗi hôm đi học.
Khi còn nhỏ quá trình ghi nhớ sẽ trở nên khó khăn, đừng ép con nhồi chữ quá, bạn có thể sáng tạo nhiều cách để con ghi nhớ. Ví dụ như dán bảng màu sắc quy định cho từng môn học – xanh cho toán, đỏ – tiếng việt, tím – hát nhạc… Chỉ sau vài lần là con bạn sẽ tự nhớ thôi.
Chú trọng vào góc học tập
Hãy cho con nhận biết được việc học rất quan trọng cho tương lai sau này, và chúng phải học nghiêm túc. Hãy chuẩn bị cho con một góc học tập thật sáng tạo theo ý thích của con. Nếu có điều kiện hơn có thể cho con một phòng riêng để học. Tránh xa điện thoại, tránh xa tivi nếu không muốn con của bạn bị sao nhãng trong việc học, nhất là vào những mùa trực tiếp bóng đá thì càng gây ồn ào hơn. Góc học tập được xây dựng ở đâu cũng sẽ có tiếng ồn nếu như bố mẹ không có ý thức đến việc học của con cái. Bên cạnh chú trọng đến không gian của con, cũng cần chú ý đến ánh sáng nữa. Góc học tập cần phải có đủ ánh sáng và dụng cụ học tập cần thiết.
Không ngồi kèm trẻ
Nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen lần đầu con đi học nên cứ phải ngồi kèm cặp bên cạnh. Còn chưa kể cả tá thời gian để cho con đi học thêm để con có thành quả tốt nhất cho việc học. Việc dạy con học, cho con đi học thêm được cô giáo kèm cặp có thể tốt nhưng lại tồn tại một mặt song song đó là trẻ hình thành tính ỷ lại và không chịu tư duy nữa. Nó sẽ cho rằng bố mẹ sẽ giúp nó hoàn thành bài tập nên không cần tư duy nữa.
Khi kèm bé thì sẽ xuất hiện khoảng thời gian lơ đễnh cho trẻ nghỉ ngơi, lâu dần hình thành thói quen xao nhãng việc học. Bố mẹ cần phải hiểu rằng mình không có thời gian để kèm cặp con học mãi được, dù không muốn nhưng phải chấp nhận cho con tự nỗ lực.
Không có chuyện thưởng phạt liên quan đến học hành
Học là việc giáo dục của trẻ, bố mẹ không cần phải đưa phần quà gì đó ra để khuyến khích con học. Thay vào đó hãy cho con mình biết học là tốt cho bản thân nó chứ không phải cho ai khác. Việc thường quà, phạt bù sẽ chỉ hiệu quả lúc đầu thôi, khi bé đạt được những thứ nó thích rồi thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng chán nản. Vì vậy dù bạn dùng cách nào cũng được hãy cho trẻ tự chủ động trong việc học, tạo niềm vui mỗi ngày cho các bé mới là mấu chốt của vấn đề.
Để con tự giác hơn trong việc học, bạn cần phải “yêu cho roi cho vọt” đừng quá chiều chuộng con. Khi còn nhỏ, mặc dù não bộ của trẻ chưa nhớ được lâu nhưng thực sự chúng cũng có thể tiếp thu được rất nhanh, không chỉ kiến thức trường lớp mà còn tiếp thu ý kiến từ bố mẹ.