Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến cả ở người lớn và trẻ em nhưng đặc biệt hơn ở trẻ em. Trẻ bị viêm tai giữa sẽ rất khó chịu và quấy khóc, vậy muốn phòng bệnh này cần phải chú ý những gì?.
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng ở trẻ em nhất là thời điểm giao mùa phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng. Viêm tai giữa ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ảnh hưởng đến khả năng nghe – nói, thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm màng não, áp xe não, viêm tai xương chum. Cha mẹ cần trang bị thêm những kiến thức để phòng và điều trị viêm tai giữa để có cách xử trí khi trẻ mắc bệnh.
Nội dung tóm tắt
Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?
Viêm tai giữa thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ vì các nguyên nhân như sau:
- Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh.
- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn
- Tai trong của trẻ sẽ nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác, khi ống này bị đóng thì các chất thải không thoát ra ngoài được sẽ dẫn tới kẹt lại trong tai gây nhiễm trùng tai. Ống thính giác của bé ngắn hơn so với người lớn nên dễ bị tắc và nhiễm trùng tai.
- Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm VA
Các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có biểu hiện đó là:
- Đau tai, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
- Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
- Nôn ói hoặc tiêu chảy
- Ở trẻ lớn có đau đầu, ù tai giảm thính lực
- Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
- Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Quấy khóc, khó ngủ
- Kém phản ứng với âm thanh
- Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao (có thể lên tới hơn 39 độ C )
- Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cấp có biểu hiện quấy, ăn kém
Triệu chứng đau tai,đau đầu là dấu hiệu khi trẻ bị viêm tai giữa
Chăm sóc bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?
Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng nhiễm trùng của trẻ không có tiến triển tốt mà theo hướng xấu đi nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Tùy từng giai đoạn bé bị viêm tai giữa mà sẽ có cách điều trị khác nhau.
- Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ vì bộ phận tai mũi họng có liên quan mật thiết với nhau nên khi trẻ bị viêm tai giữa cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nếu tai trẻ bị chảy mủ, bận cần làm sạch tai cho trẻ. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ, cần dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu để dịch mủ thoát ra ngoài.
- Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý hàng ngày rửa mũi cho trẻ. Nếu trời lạnh cần ngâm ấm nước muối trước khi vệ sinh mũi để trẻ không bị cảm lạnh
- Vệ sinh họng: vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ, trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối, rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Cho trẻ bú nhiều hơn với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
- Bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng
- Cho trẻ tiêm phòng
- Cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê trong đơn.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, khói bụi
- Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
- Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt hoặc tỏ ra khó chịu, đau nhiều.
- Hạn chế cho trẻ ngoáy mũi
- Khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi cần điều trị dứt điểm
- Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà cần hết sức lưu ý, nếu nhận thấy tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy các biểu hiện bệnh nặng để khám lại.
Các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám bao gồm:
- Trẻ nôn hoặc bị tiêu chảy
- Trẻ liên tục kêu đau, mức độ và tần suất đau tăng dần
- Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
- Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
- Khi có dấu hiệu bệnh lý mũi họng, cần đi khám để điều trị sớm phòng lan lên tai.
- Nếu trẻ hay bị viêm tai giữa cấp, cha mẹ cần tìm nguyên nhân để xử lý như bệnh lý đi khám ở phòng khám có nội soi để được chẩn đoán chính xác. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tai amidan, viêm mũi họng, VA, trào ngược DD-ngoài thực quản nên chữa trị dứt điểm để không bị tái lại.
- Cần có sức khỏe tốt, môi trường sống lành mạnh tập thể dục đều đặn có thể phòng ngừa viêm tai giữa
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, gan bàn chân khi trời lạnh
- Vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ hạn chế bị sổ mũi, viêm họng
Vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ đề phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ em
Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể được phòng tránh bằng các cách sau :
- Giữ ấm cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
- Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng.
- Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm hay chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
- Khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.